Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 10/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:




NĂM HỌC 2013- 2014
SINH HỌC 10
CƠ BẢN
GV: THÂN THỊ DIỆP NGA
CHƯƠNG II
CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO
BÀI 11
VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Trình bày cấu trúc của màng sinh chất? Chức năng của các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất ?
* Trả lời:
1/ Có cấu trúc theo mô hình khảm động.
2/ Gồm 2 thành phần chính là: Phôtpholipit và prôtêin.
+ Lớp Phôtpholipit kép: Luôn quay 2 đầu kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước ra phía ngoài.
+ Phân tử phôtpholipit gồm hai lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển (Bảo vệ và vận chuyển thụ động các chất).
+ Prôtêin gồm: Prôtêin xuyên màng (vận chuyển các chất ra vào tế bào tích cực) và prôtêin bám màng (tiếp nhận thông tin từ bên ngoài).
* Ngoài ra còn có:
+ Các phân tử colesteron xen kẽ trong lớp photpholipit (Tăng tính ổn định của màng).
+ Glicôprotêin (giúp nhận biết tế bào lạ hay quen).
NỘI DUNG
I. VẬN CHUYỂN THỤ ÐỘNG
II. VẬN CHUYỂN CHỦ ÐỘNG
III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO
Em hãy quan sát hình và cho biết thế nào
là vận chuyển thụ động?
Và có mấy kiểu vận chuyển thụ động?

I. VẬN CHUYỂN THỤ ÐỘNG
1. Khái niệm:
I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG
+ Qua kênh prôtêin mang tính chọn lọc: protein .
+ Qua lớp kép photpholipit: các phân tử có kích thước nhỏ, không phân cực hay các phân tử tan trong lipit.
- Có 2 con đường vận chuyển:
Vận chuyển thụ động là vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không tiêu tốn năng luợng.
Các chất tan khuếch tán qua màng sinh chất theo 2 cách:
+ Khuếch tán trực tiếp: Qua lớp phôtpholipit kép.
+ Khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng.

I. VẬN CHUYỂN THỤ ÐỘNG
1. Khái niệm:

I. VẬN CHUYỂN THỤ ÐỘNG
2. Nguyên lí:
( Nồng độ cao )
Chất hòa tan
( Nồng độ thấp )
Chất hòa tan
Phân tử H2O
(Nồng độ thấp )
Phân tử H2O
( Nồng độ cao)
Khuếch tán
Sự thẩm thấu
Em hãy quan sát và cho biết nguyên lí của sự vận chuyển thụ động là gì?

I. VẬN CHUYỂN THỤ ÐỘNG
2. Nguyên lí:
- Vận chuyển thụ động theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp (theo chiều građien nồng độ).
- Nước khuếch tán qua màng sinh chất được gọi là sự thẩm thấu.
dd ưu trương
dd đẳng trương
dd nhược trương
Thế nào là dung dịch ưu trương ?
Thế nào là dung dịch nhược trương ?
Thế nào là dung dịch đẳng trương ?
Môi trường ưu trương là: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn nồng độ chất tan trong tế bào.
Môi trương đẳng trương là: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.
Môi trường nhược trương là: Môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan thấp hơn so với nồng độ chất tan trong tế bào.
Em hãy quan sát và cho biết tốc độ khuếch tán các chất tan phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Tế bào để trong ba môi trường
Tế́ bào
Chất tan
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khuếch tán của màng sinh chất:

I. VẬN CHUYỂN THỤ ÐỘNG
3. Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ khuếch tán của màng sinh chất:
Sự chênh lệch về nồng độ các chất giữa môi trường trong và ngoài màng tế bào.
Kích thước, đặc tính lý hoá của chất tan.
Cấu trúc của màng sinh chất.
Nhiệt độ môi trường.

I. VẬN CHUYỂN THỤ ÐỘNG
4. Đặc điểm của vận chuyển thụ động:
Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết vận chuyển thụ động có những đặc điểm gì?
I. VẬN CHUYỂN THỤ ÐỘNG
4. Đặc điểm của vận chuyển thụ động:
- Các chất tan phải có kích thước nhỏ.
- Vận chuyển cùng chiều vởi gradien nồng độ.
- Không tiêu tốn năng lượng.
- Tốc độ khuếch tán tỉ lệ thuận với diện tích khuếch tán.
II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
1. Khái niệm:
- Ví dụ: Chiều đi của glucôzơ và axit uric ở
Máu Quản cầu thận
glucôzơ nhiều glucôzơ ít
axit uric ít axit uric nhiều
Vậy như thế nào là vận chuyển chủ động ?
ATP
ATP
Đây là hình thức vận chuyển chủ động.

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
1. Khái niệm:
* Là phương thức vận chuyển các chất tan qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi chất tan có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng.

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
2. Cơ chế:
Em hãy quan sát đoạn phim và cho biết cơ
chế của vận chuyển chủ động ?
- Prôtêin màng kết hợp với cơ chất cần vận chuyển
- Prôtêin màng tự quay trong màng
- Phân tử cơ chất được giải phóng vào trong tế bào.
2. Cơ chế:

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
2. Cơ chế:

- ATP + Prôtêin vận chuyển đặc chủng cho từng loại chất (máy bơm)  Prôtêin biến đổi cấu hình.
- Prôtêin biến đổi + Cơ chất rồi đưa chúng từ ngoài vào tế bào, hay đẩy chúng ra khỏi tế bào.

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
3. Đặc điểm của vận chuyển chủ động:
Theo các em thì vận chuyển chủ động có những đặc điểm nào?

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG
3. Đặc điểm của vận chuyển chủ động:
- Cần tiêu tốn năng lượng (ATP).
- Có các kênh prôtêin màng.
- Thường có các “máy bơm” đặc chủng cho từng loại chất cần vận chuyển.

III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO
Quan sát đoạn phim sau và cho biết thế nào là hình thực nhập bào ? Hình thức xuất bào?

III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO
1. Nhập bào:
- Là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất và tiêu tốn năng lượng.
- Người ta ta chia nhập bào thành hai loại:
+ Thực bào: Lấy các phân tử có kích thước lớn.
+ Ẩm bào: Lấy các phân tử nhỏ dạng lỏng.

III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO
2. Xuất bào:
- Xuất bào: Là bài xuất các chất ra khỏi tế bào (dùng để tiết các Protein và các đại phân tử ra khỏi tế bào).
Bài tập củng cố
Em hãy so sánh sự vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động ?
- Giống nhau:
+ Đều là hình thức vận chuyển các chất của tế bào.
+ Ðều diễn ra khi có sự chênh lệch về nồng độ chất tan giữa môi trường trong và ngoài tế bào.
- Khác nhau:
Vì khi vẩy nước vào rau, nước sẽ thấm vào trong tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau không bị héo.
Tại sao muốn giữ cho rau tươi, ta phải thường xuyên vẩy nước vào?
Ứng dụng trong việc bón phân cho cây người ta phải bón như thế nào?
Pha loãng với nước rồi tưới cho cây hoặc bón xa gốc cây, không nên bón trực tiếp vào gốc cây mà không tưới nước.
Hướng dẫn về nhà

Làm bài tập cuối bài.
Học thuộc bài.
Chuẩn bị bài thực hành.
DỰA VÀO KIẾN THỨC ĐÃ HỌC EM HÃY GIẢI THÍCH
1/ Tai sao khi ngâm quả mơ chua vào đường sau một thời gian quả mơ có vị ngọt, chua và nước ngâm mơ cũng có vị ngọt và chua ?
2/ Khi xào rau làm thế nào để rau không bị quát, dai mà vẫn xanh dòn ?
3/ Tại sao rau muống chẻ ban đầu thì thẳng, khi ngâm vào nước lai cong theo một chiều ?
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)