Bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Chia sẻ bởi Nông Thị Tấm | Ngày 09/05/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Sở giáo dục và đào tạo Lạng Sơn
Trường Trung Học Phổ Thông Tràng Định
--------------------------------------

Bài giảng lịch sử
Lớp 12 Cơ Bản
Người thực hiện : Nông Thị Tấm





Tràng Định, Ngày 16/10/2009





Bài 11
TổNG KếT LịCH Sử THế GIớI HIệN ĐạI
( Từ 1945- 2000 )
Phân kì Lịch sử thế giới hiện đại:
Từ năm 1945 đến năm 1991: Thế giới trong chiến tranh lạnh.
Từ năm 1991 đến năm 2000 ( nay ): Thế giới sau chiến tranh lạnh
Lịch sử thế giới hiện đại bắt đầu
bằng sự kiện nào ?
Từ năm 1945 đến năm 2000 có thể chia
làm mấy thời kỳ ?
Những nội dung chủ yếu của lịch sử
thế giới từ sau năm 1945
Hoạt động
nhóm

N1: Trật tự thế giới mới được
xác lập sau chiến tranh thế
giới thứ hai goi là trật tự
gì ? đặc trưng nổi bật của
trật tự nàylà gì ? Sau chiến
Tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa
xã hội trở thành hệ thống như
thế nào ? đạt được những
thành tựu gì ?
N2: Sau chiến tranh thế giới
thứ hai phong trào giải
phóng dân tộc phát triển
như thế nào ? Hệ thống đế
quốc chủ nghĩa có những
biến chuyển gì ?
N3: Nét nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau chiến
tranh thế giới thứ II đến năm 1991 là gì ?
Cuộc CMKH- KT lần II khởi đầu ở nước nào ?
đạt được những thành tựu gì ?đặc điểm nổi bật
của cuộc CM KH- KT là gì ?Những thành tựu
đạt được có ý nghĩa như thế nào ? Tác động của
CM KH-KT đối với con người và đời sống xã
hội ?
Những nội dung chủ yếu của lịch sử
thế giới từ sau năm 1945
Trật tự thế giới mới được xác lập- trên cơ sở thoả
thuận tại Ianta. Phạm vi ảnh hưởng chủ yếu thuộc về
hai nước: Liên Xô- Mỹ( do Xô- Mỹ đứng đầu mỗi
cực ) gọi là trËt tù hai cực Ianta.
b. Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước; trở thành hệ thống thế giới ( Một hệ thống mới đối
trọng với Chủ nghĩa tư bản ).
- Trong nhiều thập niên hệ thống xã hội chủ nghĩa
đã trở thành lực lượng hùng hậu về kinh tế, chính trị,
quân sự; chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học – kĩ thuật
thế giới.
- Từ năm 1973, Chủ nghĩa xã hội lâm vào khủng hoảng rồi sụp đổ ( năm 1991 ).
- Hiện nay một số nước vẫn kiên định con đường
xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên,
Cu Ba.

c. Sau chiến tranh phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở Á, Phi, Mỹ Latinh làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân; làm thay đổi
căn bản bộ mặt của thế giới.
d. Nửa sau thế kỉ XIX, hệ thống đế quốc chủ nghĩa đã
có những chuyển biến quan trọng:
Mỹ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất,
đứng đầu phe Tư bản chủ nghĩa.
Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh vươn lên mạnh mẽ
nhờ sự tự điều chỉnh trong những thời điểm quan trọng.
Các nước Tư bản ngày càng có xu hướng liên kết
kinh tế khu vực như sự ra đời của Cộng đồng kinh tế
Châu Âu ( EEC ) nay là Liên minh Châu Âu ( EU );…
e. Sau chiến tranh thế giới thứ hai xu hướng chủ yếu
trong quan hệ quốc tế là mâu thuẫn đối đầu gay gắt,
kéo dài do hai phe Xô- Mỹ đứng đầu
f. Cuộc Cách mạng khoa học- kĩ thuật lần II ( Cách
mạng khoa học- công nghệ ) khởi đầu ở Mỹ , lan nhanh
ra thế giới và đạt được nhiều thành tựu kì diệu; đưa
con người tiến những bước dài trong
lịch sử.
II. Xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh
lạnh.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc; trật tự
hai cực Ianta sụp đổ, thế giới xuất hiện
những hiện tượng và xu thế gì ?
Từ năm 1991, trật tự hai cực Ianta sụp đổ; thế giới
xuất hiện nhiều hiện tượng và xu thế mới:
- Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát
triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Trật tự thế giới mới đang dần được hình thành:
đa cực.
- Các nước điều chỉnh quan hệ theo hướng đối thoại;
hoà bình hợp tác.
- Nhiều nơi nội chiến, xung đột, khủng bố vẫn diễn
ra gây nhiều tác hại; b¸o hiệu nguy cơ mới đối với
thế giới.
Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ; ảnh hưởng to lớn đến nhiều quốc gia, dân tộc. Các quốc gia, dân tộc đứng trước những thời cơ, thách thức to lớn.
=> Ngày nay thế giới đứng trước hai vấn đề lớn:
Hoà bình ổn định và Hợp tác phát triển
Việt Nam cần phải làm gì để theo kịp xu thế thời đại ?
Phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kĩ thuật
Đối thoại, hợp tác, giao lưu với các nước
Tích cực tham gia các hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới
Những thành công lớn của VN
Tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, xã hội
Trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc, ASEAN, WTO, APEC.
Bình thường quan hệ với Pháp, Mĩ
Được chọn là nơi tổ chức các hội nghị cấp cao: HN thượng đỉnh ASEAN 6 (1998), ASEM 5 (2004), APEC 14 (2006)…
Sự đối đầu giữa khối NATO và Khối Warszawa
Châu Âu từ năm 1946- 1990
Các nước XHCN
Các nước TBCN
Các nước khác
Bảng thống kê tốc độ tăng thu nhập quốc dân ở Liên Xô và Đông Âu

Bản đồ thế giới
Liên Xô
Đông Âu
Trung Quốc
Nhật Bản
Đông Nam Á
Ấn Độ
Châu Phi
Mĩ la tinh

Cu ba
Tây Âu
Triều Tiên
Kosovo & Arap Saudi
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Mỹ Barack Obama
trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Anh hồi tháng 4.
Bà Hillary Clinton trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
Đàm phán sáu bên tại Bắc Kinh bàn về
vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Quan hệ Mỹ - Việt
Chiến tranh Irắc
Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ
Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ
Hội nghị APEC và diễn đàn khu vực ASEAN
Củng cố
Câu 1: Em hiểu thế nào là chiến tranh lạnh theo phương thức đầy đủ nhất ?
A. Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới ?
B. Dùng sức mạnh quân sự để đe doạ đối phương.
C. Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang
làm cho nhân loại " Luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh" thực hiện " chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh"
D. Chưa gây chiến tranh nhưng dùng viện trợ để khống chế các nước


Câu 2: Tại sao gọi là "trật tự hai cực Ianta"
A. Đại diện hai nước Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng.
B. Thế giới đã xảy ra nhiều cuộc xung đột ở Ianta.
C. Tại hội nghị Ianta Liên Xô và Mỹ phân chia khu vực ảnh hưởng và đại diện cho hai phe.
D. Các nước đế quốc thoả thuận thành lập trật tự tại tại Ianta

Câu 3: Sau "chiến tranh lạnh dưới tác động" , dưới tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc
A. Lấy quân sự làm trọng điểm.
B. Lấy chính trị làm trọng điểm
C. Lấy kinh tế làm trọng điểm
D. Lấy văn hoá, giáo dục làm trọng điểm.

Câu 4: Bước vào thế kỉ XXI xu thế chung của thế giới là ?
A. Hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
B. Xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế
C. Cùng tồn tại trong hoà bình, các bên cùng có lợi
D. Hoà nhập nhưng không hoà tan

BàI TậP Về NHà
Lập bảng niên biểu về những sự kiện chính của Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay theo mẫu sau

Xin chân thành cảm ơn sự
quan tâm theo dõi của các
thầy cô giáo và các
em học sinh!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nông Thị Tấm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)