Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuân Đào | Ngày 10/05/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GiỜ
Môn: Lịch Sử.Lớp: 11.1
GV: Nguyễn Thị Xuân Đào
Quan sát những hình ảnh sau:
Qua những hình ảnh trên em hãy cho biết:
1/ Hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến cuộc chiến tranh nào?
2/ Sau cuộc chiến tranh này các nước tham gia sự kiện chính trị nào? Hệ quả của sự kiện đó?
4/ Sự kiện tác động đến sự phát triển của CNTB những năm 1929-1933 là gì?
Chủ Đề
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
NỘI DUNG 1
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
NỘI DUNG 2
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC ĐỨC-MĨ- NHẬT BẢN TRONG NHỮNG NĂM (1929-1939)
Nội dung 1: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
1/ Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống
Véc xai- Oa sinh tơn ( Versailles- Washington).
2/ Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế cộng sản (giảm tải).
3/ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả của nó.
4/ Phong trào Mặt trận Nhân dân chống Phát xít và nguy cơ chiến tranh (giảm tải).
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

1/ Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn ( Versailles- Washington).

-Biết được sự hình thành trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc xai-Oasinhtơn.
- Hiểu được bản chất của trật tự này như thế nào.
- So sánh tình hình thế giới trước và sau khi trật tự Véc xai-Oasinhtơn được thiết lập.

1/ Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn ( Versailles- Washington).

Hội nghị Versailles
Hội nghị Washington
Khai thác sách giáo khoa kết hợp quan sát lược đồ trả lời câu hỏi:
1/ Các nước đế quốc tổ chức Hội nghị Véc xai và sau đó Hội nghị Oasinh tơn nhằm mục đích gì? Với thời gian diễn ra hội nghị em có nhận xét gì về diễn biến và nội dung của hội nghị?
2/ Quan sát lược đồ em hãy cho biết: Quốc gia nào biến mất? Những quốc gia nào mới xuất hiện? Những quốc gia nào có sự thay đổi về lãnh thổ? Sự thay đổi này dẫn đến hệ quả gì?
3/ Để duy trì trật tự thế giới mới và bảo vệ quyền lợi, các nước tư bản làm gì?
4/ Em hãy nhận xét mối quan hệ giữa các nước tư bản trong giai đoạn này?
TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

1/ Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn ( Versailles- Washington).

- Sau chiến tranh TG lần nhất, các nước tư bản tổ chức Hội nghị tại Vécxai (1919-1920) và Oasinhtơn (1921-1922), nhằm phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận.
 Một trật tự thế giới mới được thiết lập, được gọi là trật tự Vécxai- Oasinhtơn.
Hệ thống Vexai -Oasinh tơn mang tính chất đế quốc chủ nghĩa.
- Nhằm duy trì trật tự thế giới mới, Hội quốc liên được thành lập.
12
Áo
Hung-ga-ri
Đế quốc
Áo-Hung
Nguồn: http://edu.go.vn/pages/hoc-truc-tuyen/ElearningListByLesson.aspx?sid=40
Tiệp Khắc
Nam Tư
Ba Lan
Nhận xét về Trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn:

3/ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và hậu quả của nó

- Biết được sự biến động của nền kinh tế tư bản trong suốt giai đoạn 1918-1929.
- Biết được nét chính của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933: Nguyên nhân, tính chất, hậu quả.
- Phân tích hậu quả nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
- Giải thích vì sao các nước lại con đường thoát khỏi khủng hoảng khác nhau.
Theo dõi SGK trang 61-62-66-71-76, quan sát hình 30-35-37đọc thông tin về cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ, Đức, Nhật và hoàn thành những nội dung sau:
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng:
Tính chất của cuộc khủng hoảng:
Hậu quả:
+ Kinh tế:
+ Chính trị-xã hội:
- Các nước tìm cách thoát khỏi khủng hoảng:
- Về quan hệ quốc tế:
Nguyên nhân:
+ Hàng hóa sản xuất ra nhiều, vượt quá nhu cầu.
+ Tháng 10/1929 khủng hoảng nổ ra ở Mĩ sau đó lan rộng toàn thế giới tư bản.
Tính chất: Khủng hoảng thừa.
Hậu quả:
+ Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản.
+ Chính trị-xã hội: bất ổn định, nhiều cuộc biểu bình diễn ra khắp các nước.
- Các nước tư bản tìm hai lối thoát:
+ A, P, M tiến hành cải cách kinh tế-xã hội.
+ Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập Chủ nghĩa phát xít.
- Về quan hệ quốc tế: Hình thành 2 khối ĐQ đối lập  Nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới đang đến.
Nền sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng:
- Ở Mĩ: Tiêu hủy: 1Tr tấn lương thực, 260 nghìn tấn cà phê, trên 280 toa xe đường sắt, 25 nghìn tấn thịt.
Ở Đức: Sản lượng than giảm 100Tr tấn; sản lượng thép giảm gần 8,5Tr tấn SX, Công nghiệp giảm 47% (trung bình các nước tư bản 38%).
Ở Nhật: Sản lượng công nghiệp giảm 32,5%, nông nghiệp giảm 1,7 tỉ Yên, ngoại thương giảm 80%, đồng yên bị phá giá.
Từ 1929-1933: khoảng 290.000 xí nghiệp phá sản (Anh, Pháp, Đức, Mĩ).Ở các khu công xưởng là cảnh trầm lắng, yên lặng như chết.


Sự trầm trọng của khủng hoảng
Sự trầm trọng của khủng hoảng

Thất nghiệp:

Năm 1932: (đơn vị: triệu người)











Tháng 3/1933: ở Mĩ- 17 triệu người (4 công nhân có 1 người thất nghiệp)
LUYỆN TẬP
1/ Khái quát về các giai đoạn phát triển của CNTB giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? Đặc điểm của từng giai đoạn.
2/ Em hãy nêu ý kiến và nêu dẫn chứng về nhận định: Hội nghị Versailles đưa nước Đức lên máy chém
3/ Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là gì?
1/ Các giai đoạn phát triển của CNTB từ 1918-1939:
- Giai đoạn 1918-1923:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1920 - 1921.
+ Cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.
+ Chính trị không ổn định.
Giai đoạn 1924-1929:
+ Kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng (Mĩ).
+ Nền dân chủ tư sản được củng cố  Chính trị ổn định.
- Giai đoạn 1929-1939:
+ Đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
+ Chính trị: 1 số nước thiết lập CNPX; 1 số nước cải cách.
+ Xã hội: Mâu thuẫn gay gắt.
+ QH quốc tế: Hình thành 2 khối ĐQ đối lập dẫn đến nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

2/ - Hội nghị Versailles đúng là đưa nước Đức lên máy chém.
- Từ hội nghị này Đức bị mất hết thuộc địa; mất 1/8 diện tích lãnh thổ; 1/12 dân số; 1/3 mỏ than; 2/5 sản lượng gang; 1/3 sản lượng thép; phải bồi thường chiến phí:130 tỉ mác.
3/ Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là hình thành 2 khối đế quốc đối lập: Anh, Pháp Mĩ >< Đức, Italia,Nhật. Cuộc chạy đua vũ trang…giữa hai khối đế quốc báo hiệu nguy cơ 1 cuộc chiến tranh thế giới mới
MỞ RỘNG: Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 cũng gián tiếp làm bùng nổ phong trào cách mạng này ở Việt Nam. Vậy đó là phong trào cách mạng nào? Nêu nét chính về phong trào này: lãnh đạo; mục tiêu; hình thức đấu tranh; lực lượng tham gia; phạm vi- địa bàn; Kết quả và ý nghĩa.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuân Đào
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)