Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939)

Chia sẻ bởi Lê Văn Chiến | Ngày 10/05/2019 | 92

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939) thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

1. Khởi động
Các em xem video:
- Đoạn video đề cặp nội dung gì? tác động của nó?
Tiết 35 – Bài 7
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 - 1939) (TT)
Bài 7. CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 - 1939) (TT)

Bản đồ thế giới
Bài 7. CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 - 1939) (TT)

Bản đồ thế giới
Vài nét về Hoa Kỳ
Vị trí địa lí: Nằm ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp giáp với cả Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương, nằm giữa Canada và Mexico.
- Diện tích: 9.834.000 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga và Canada)
- Dân số: 325,7 triệu (2017)
Tổng thống đương nhiệm: Donaid Trump
H. Bãi đỗ xe ở Niu Óoc năm 1928
H.Công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ
?. Cho biết kinh tế Mĩ phát triển như thế nào
trong thập niên 20 của thế kỉ XX
?. Theo em, hai bức ảnh trên phản ánh điều gì?
II. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
1. Tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho Mĩ cơ hội thuận lợi nào để phát triển kinh tế?
II. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)
1. Tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX

- Kinh tế Mĩ bước phát triển vượt bậc, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính số một thế giới.

?. Ngành công nghiệp ô tô phát triển
tác động đến ngành nào khác
phát triển?

 Thúc đẩy ngành luyện thép, chế biến cao su, các ngành vật liệu khác như xăng dầu, xây dựng đường sá, cầu cống …
Trong những năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%
Năm 1928, vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Mĩ đứng đầu về thế giới các ngành công nghiệp sản xuất ôtô, dầu lửa, thép… Về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới
Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát
triển kinh tế Mĩ trong giai đoạn này?


* Nguyên nhân khách quan:
Do Mĩ tham chiến muộn, không tổn thất gì nhiều, là nước thắng trận Mĩ giàu lên nhờ buôn bán vũ khí.
* Chủ quan:
- Giai cấp tư sản cải tiến kĩ thuật
- Thực hiện phương thức sản xuất dây chuyền
- Tăng cường bóc lột công nhân
- Tài nguyên phong phú




Em thấy đời sống của nhân dân lao động Mỹ như thế nào
Khu ổ chuột
Nhà ở của người lao động
Bãi đỗ xe ở Niu Óoc năm 1928
Nhà ở của người lao động Mĩ
trong những năm 20
Em có nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mĩ?

- Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ không đến với người lao động, chỉ nằm trong tay một số người giàu.
- Do sự phân biệt chủng tộc đối với người da đen.
- Trong lòng nước Mĩ có mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản
Tại sao có sự phân hóa giàu nghèo?
II. NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1933)
1. Tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX.
- Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mĩ phát triển vượt bậc là trung tâm công nghiệp, thương mại, ti chính của thế giới
- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới nhiều ngành công nghiệp như xe hơi,, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
- Do nước Mĩ cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và tăng cường độ lao động của công nhân.
- Người dân Mĩ không được hưởng thành quả đó. Họ luôn đối mặt với nạn thất nghiệp, bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc đối với người da đen...
2. Tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939
Nội dung thảo luận:
Chia lớp 6 nhóm với 3 câu hỏi.(thảo luận 7 phút)
- Nhóm 1,2: Cuộc khủng hoảng nước Mĩ diễn ra khi nào? Trong lĩnh vực gì? Cuộc khủng hoảng để lại hậu quả gì?
- Nhóm 3,4: Đối tượng chịu tác động lớn nhất hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ.
- Nhóm 5,6: Nêu nội dung cơ bản của chính sách mới và tác dụng của nó.



Ngân hàng phá sản
Nông sản không bán được
Nông dân trông chờ cứu trợ của nhà nước
Ảnh hậu quả của cuộc khủng hoảng
11.000 ngân hàng bị đóng cửa
75% dân trại bị phá sản
Nhóm 2,3: Đối tượng chịu tác động lớn nhất hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế. Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ.
Dòng người thất nghiệp trên đường phố Niu Oóc

- Gánh nặng của cuộc khủng hoảng ở Mĩ
chủ yếu đè nặng lên vai công nhân và gia đình của họ
- Nguyên nhân: sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận, sức mua
người dân có.
Hình ảnh bà mẹ 32 tuổi ở bang Ca-li-phoóc-ni-a, năm 1936
Những đứa con của người công nhân di chú ở bang Mi-si-gân
Nhu cầu của trẻ em Mĩ trong thời kì khủng hoảng
Nhóm 3,4: Nêu nội dung cơ bản của chính sách mới và tác dụng của nó.
Nộidung:
Chính sách mới gồm các biện pháp: Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Tác dụng:
Các biện pháp của chính sách mới góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
Bài 7
Hình ảnh người khổng lồ tượng trưng cho vai trò Nhà nước thể hiện rõ trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn xã hội...

Quan sát bức tranh: Nêu nhận xét của em về Chính sách mới của Ru-dơ-ven ?
Ph.Ru-dơ-ven
- Sinh ra trong một gia đình điền chủ lớn, sau khi tốt nghiệp đại học ông làm luật sư. Năm 1932 được bầu làm tổng thống và đắc cử 4 nhiệm kì liên tiếp đặc biệt khi mới lên cầm quyền ông tiến hành một loạt cải cách gọi là Chính sách mới.
2. Tìm hiểu tình hình nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939
- Tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính rồi lan sang các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.
- Để đưa kinh tế Mĩ thoát khỏi khủng hoảng Tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện chính sách mới.
- Nội dung :
Chính sách mới gồm các biện pháp: Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước..
- Tác dụng:
Các biện pháp của chính sách mới góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918-1939)
Câu 1: Vì sao sự giàu có của nước Mĩ không đến được với người dân Mĩ?
A. Do bị giai cấp tư sản Mĩ áp bức, bóc lột nặng nề.
B. Do bị tồn tại những bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc.
C.Sự giàu có của Mĩ chỉ nằm trong một số người giàu.
D. Cả bốn câu trên
3. Hoạt động luyện tập:
Câu 2: Kinh tế Mĩ khủng hoảng bắt đầu từ kĩnh vực nào?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Tài chính.
Câu 3: Bước vào những năm 20 của thế kỉ XX nước Mĩ bước vào thời kì gì?
A. Khủng hoảng.
B. Phồn thịnh.
C. Lập quốc.
D. Giải phóng dân tộc.
1. Đóng vai trò là người lãnh đạo đất nước trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, em lựa chọn con đường nào để thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó? Tại sao?

2. Tìm hiểu thêm về:
+ Quá trình phát xít hóa nước Đức của Hít-le; Tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven và chính sách mới của ông.
+ Tình hình Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 - 1939) chuẩn bị học tiết sau.

3.Tìm đọc cuốn sách sau:
- Nguyễn Anh Thái ( chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014


4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)