Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Chia sẻ bởi Phan Thi Thanh Hue | Ngày 19/03/2024 | 13

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Thiên nhiên phân hóa đa dạng thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

Gửi Nắng Cho Em
(Phạm Tuyên)
Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam
Muốn gửi ra em một chút nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều ra ngoài ấy
…..
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
(Hoàng Hiệp)

Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.
Trường Sơn Tây anh đi, thương em
Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo
Muỗi bay rừng già cho dài tay áo
Hết rau rồi, em có lấy măng không.
Còn Em thương anh bên Tây mùa đông
Nước khe cạn bướm bay lèn đá
…..
Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Nội dung bài học
Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam
Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây
Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào)
Vùng đồng bằng
Vùng đồi núi
Phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra)
Vùng biển và thềm lục địa
Quan sát bảng số liệu, nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam?
1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc – Nam
- Nguyên nhân:Do hình dáng kéo dài theo vĩ độ và hoàn lưu của gió mùa kết hợp với địa hình đã tạo nên sự phân hóa khí hậu theo Bắc- Nam mà ranh giới là dãy Bạch Mã (vĩ độ 16oB). Sự phân hóa khí hậu là nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo Bắc - Nam.
- Biểu hiện: Lãnh thổ VN được chia thành 2 miền tự nhiên: miền Bắc và miền Nam mà ranh giới là dãy Bạch Mã.
1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc – Nam
? Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam
23o23’B
8o34’B




































Bạch Mã – 160B
Phần lãnh thổ phía Bắc
Phần lãnh thổ phía Nam
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam
THẢO LUẬN
NHÓM
Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam
1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc - Nam
THẢO LUẬN
NHÓM
Nhóm 1 + 3 : Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
Nhóm 2 +4 : Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam
Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
> 200C
Có 2 -3 tháng nhiệt độ < 180C
Lớn
Mùa đông – mùa hạ
Đới rừng nhiệt đới gió mùa
- Loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
Loài cây cận nhiệt và ôn đới (sa mu, pơ mu)
Loài thú có lông dày (gấu, chồn…)
Ở đồng bằng vào mùa đông trồng được rau ôn đới
Rừng Cúc Phương
Loài nhiệt đới
Dâu tằm
Gà lôi
Nai
Gấu
Chồn
Súp lơ
Thú có lông dày
Rau củ ôn đới
Cây cận nhiệt và ôn đới
Su hào
Cải bắp
Cây dẻ
Cây samu
Mận
Đào

Táo
Cây ăn quả Miền Bắc
Từ dãy Bạch Mã trở vào
Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm
> 250C
Không có tháng nào nhiệt độ < 200C
Nhỏ
Mùa mưa và mùa khô
Đới rừng cận xích đạo gió mùa
- Loài nhiệt đới và xích đạo
Cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô (cây họ Dầu)
Các loài thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo
- Vùng đầm lầy có trăn, rắn, cá sấu…
Rừng Cát Tiên
Phần lãnh thổ phía Nam
Các loại thú lớn vùng nhiệt đới và xích đạo
Các loại động vật vùng đầm lầy
Cây họ dầu rụng lá
Cây ăn quả Miền Nam
Xuân về trên quê hương
Miền Bắc
Miền Nam
2. Trong các vĩ tuyến sau đây, vĩ tuyến nào được coi là ranh giới giữa hai miền khí hậu nước ta?
120B B. 140B C. 160B D. 180B
1. Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa thiên nhiên theo Bắc Nam là do sự thay đổi của
A. địa hình B. nhiệt độ C. sinh vật D. đới cảnh quan
2. Thiên nhiên phân hoá theo chiều Đông - Tây
- Nguyên nhân: Do địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, có một số dãy núi cao chia cắt lãnh thổ thành các vùng; do sự tác động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam đã tạo nên sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Đông - Tây.
Vùng đồi núi
Vùng đồng bằng ven biển
Vùng biển và thềm lục địa
Biển Đông
1 triệu km2
331212 km2
a. Vùng biển và thềm lục địa
+ Vùng biển rộng và có nhiều hòn đảo lớn nhỏ.
+ Độ - nông sâu, rộng - hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng và đồi núi kề bên và có sự thay đổi từng đoạn.
VỊNH CAM RANH
VỊNH CAM RANH
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên hải sản
Tài nguyên dầu khí
b. Vùng đồng bằng ven biển
Đb Bắc Bộ
Đb ven biển miền Trung
Đb Nam Bộ
-Đồng bằng Bắc Bộ và Bộ mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng.
-Đồng bằng ven biển miền trung hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu.
b. Vùng đồng bằng ven biển
Đb Bắc Bộ
Đb Nam Bộ
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đb ven biển miền Trung
Cồn cát
Đầm phá
Bờ biển mài mòn
b. Vùng đồi núi
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc
Mùa đông ngắn, rất lạnh, lượng mưa thấp.
Mùa đông kéo dài, lạnh. Lượng mưa cao
Gió mùa Đông Bắc
Gió mùa Tây Nam
Mùa đông
Mùa hạ
Thu, đông
(VIII => I)
Đầu mùa hạ
(V, VI)
Tây Nguyên
Đông Trường Sơn
ĐÔNG BẮC
TÂY BẮC
- Trong khi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa thì vùng núi thấp Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa và ở vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên giống vùng ôn đới
- Khi Trường Sơn Đông nhận các luồng gió từ biển thổi vào gây mưa vào thu đông thì Tây nguyên là mùa khô. Còn khi Tây nguyên vào mùa mưa thì Trường Sơn đông chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Củng cố
Câu 1. Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc khác vùng núi thấp Tây Bắc là do những nhân tố tự nhiên nào?
A.  Gió mùa hạ với hướng núi
B.  Gió mùa Đông Bắc
C.  Gió mùa Đông Bắc và mưa phùn.
D.  Hướng dãy núi Hoàng Liên sơn chắn gió mùa Đông Bắc
Câu 2. Thiên nhiên của Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn khác biệt do
A.  dãy Trường Sơn chắn các luồn gió mùa
B.  Đông Trường Sơn giáp biển.
C.  Tây Trường Sơn mưa nhiều
D.  dãy Bạch Mã chắn gió mùa Đông Bắc
Câu 3. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Bắc là:
A. Đới rừng nhiệt đới gió mùa. B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa trên đất feralit.
C. Đới rừng cận nhiệt đới. D. Đới rừng gió mùa.
Câu 4. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Nam là:
A.Đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Đới rừng xích đạo gió mùa.
C. Đới rừng nhiệt đới và cận xích đạo gió mùa. D. Đới rừng cận xích đạo gió mùa.

Câu 5.Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:
A. Bắc – Nam. B. Đông – Tây. C. Độ cao. D. Tây- Đông
Câu 6. Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là:
A.Cận xích đạo gió mùa.
B. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
D. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.

DẶN DÒ

Về nhà làm bài tập 1,2,3 SGK trang 50 .
Chuẩn bị bài 12 - Nội dung cần tìm hiểu :
1.Thiên nhiên phân hoá đai cao :
Điền nội dung vào bảng sau :

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thi Thanh Hue
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)