Bài 11. Tây Âu thời hậu kì trung đại

Chia sẻ bởi Đào Văn Huy | Ngày 10/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tây Âu thời hậu kì trung đại thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Tiết 1 – Bài 11
TÂY ÂU THỜI
HẬU KÌ TRUNG ĐẠI
Chuẩn kiến thức kĩ năng
Nắm được nguyên nhân và các cuộc phát kiến địa lý.
Hiểu biết được khái niệm thế nào là tích luỹ vốn bán đầu, giải thích được tại sao chủ nghĩa tư bản lại nảy sinh ở châu Âu, nắm được những biểu hiện sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
IV-NHỮNG PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÍ
1. Nguyên nhân và điều kiện
Tại sao sang thế kỷ XV con người có thể tiến hành các cuộc phát kiến địa lý?
IV-NHỮNG PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÍ
1. Nguyên nhân và điều kiện
- Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao.
- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.
- Khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ
Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.
Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.
Nguyên nhân nào quan trọng nhất ?

- Khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ :
Ngành hàng hải đã có những hiểu biết về địa lí, đại dương, sử dụng la bàn.
Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày ở các đại dương lớn.
2
Các nhà hàng hải có hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng về hình dạng Trái đất, vẽ được hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có dân cư.
Máy móc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng đại dương bao la.
2
2
TÀU VIKING TRƯỚC ĐÂY SỬ DỤNG MÁI CHÈO VÀ
DÙNG SỨC NGƯỜI NÊN KHÔNG THỂ ĐI XA DÀI NGÀY
Kỹ thuật đóng tàu có nhiều tiến bộ người ta đã đóng được những con tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như tàu Caraven.
HS dựa vào nội dung SGK và hình 27 trang 61, thảo luận, cử đại diện 4 HS lên bảng trình bày, HS khác bổ sung.
2. Các cuộc phát kiến lớn về địa lí
Năm 1487, Đi-a-xơ đã đi đến cực Nam của lục địa châu Phi, đặt tên là mũi Bão Tố, sau đổi thành mũi Hảo Vọng.
Năm 1492, Cô-lôm-bô đi từ Tây Ban Nha đến được Cu Ba và một số đảo thuộc vùng biển Ăng-ti, là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.
Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cút (Ấn Độ, 5 - 1498).
Năm 1519, Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521).
Vịnh Ghi nê
1487
BỒ ĐÀO NHA
3
mũi Hảo Vọng
mũi Bão Tố
Năm 1487, Đi-a-xơ đã đi đến cực Nam của lục địa châu Phi, đặt tên là mũi Bão Tố, sau đổi thành mũi Hảo Vọng.
Hai chuyến đi đầu tiên của Cô-lôm-bô đã đưa ông đi vòng quanh
các hòn đảo của vùng Ca-ri-bê. Chuyến đi thứ ba và thứ tư ông
đã đặt chân đến một vùng đất rộng lớn của Nam Mĩ và Trung Mĩ
Cu Ba
biển Ăng-ti
vùng Ca-ri-bê
Trung Mĩ
Nam Mĩ
Tàu thám hiểm của Cô-lôm-bô
7
Nhìn thấy thổ dân da đỏ Côlômbô tưởng nhầm là người Ấn Độ

Mũi Hảo Vọng
1497
BỒ ĐÀO NHA
5
Ca-li-cút (Ấn Độ,
Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cút (Ấn Độ, 5 - 1498).
Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-li-cút (Ấn Độ, 5 - 1498).
Lăng mộ Vaxcô đơ Gama ở Bồ Đào Nha
11-1519
PHILIPPIN
BRAXIN
1519
TÂY
BAN
NHA
13-2-1522
06-3-1521

Mũi
Hảo Vọng
6
Năm 1519, Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển (1519 - 1521).
3. Hệ quả của phát kiến địa lí
Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau.
Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.
Tuy nhiên, có hạn chế là đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau.
Tuy nhiên, có hạn chế là đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
V - SỰ NẢY SINH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở TÂY ÂU
Sự tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản
Số vốn ban đầu mà quý tộc và thương nhân tích luỹ do đâu mà có?
(T + t’ = T’)
Vốn + Lời = Vốn mới
(T + t” = T”…..)
Đặc trưng của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất mở rộng tức là quá trình sản xuất năm sau được lắp lại với qui mô tư bản năm sau cao hơn năm trước.
Như vậy muốn tái sản xuất mở rộng thì nhà tư bản phải tích luỹ.
Cần phân biệt tích luỹ tư bản chủ nghĩa và tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa :
+ Tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa thực chất là dùng bạo lực để tước đoạt, tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất, là tích luỹ phi kinh tế.
+ Tích luỹ tư bản chủ nghĩa là tư bản hoá giá trị thặng dư, là tích luỹ kinh tế
Quá trình
tích luỹ tư bản
Cướp bóc thực dân
ở thuộc địa
Cướp đoạt ruộng đất
ở trong nước
Kinh doanh TBCN
(T + t’ = T’)
QUAN HỆ SẢN XUẤT
TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
VỐN
NHÂN CÔNG
V - SỰ NẢY SINH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở TÂY ÂU
1. Sự tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản
Sau các cuộc phát kiến địa lí, tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu tích luỹ được số vốn ban đầu thông qua việc cướp bóc của cải, tài nguyên, vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á.
Việc buôn bán với các nước phương Đông, đặc biệt là buôn bán nô lệ phát triển.
Quý tộc, thương nhân Tây Âu tiến hành tước đoạt ruộng đất của nông dân và tư liệu sản xuất của thợ thủ công, biến họ thành những người làm thuê.
2. Những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa và sự biến đổi về xã hội ở Tây Âu
- Các hình thức kinh doanh mới :
+ Nhóm 1: Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong thủ công nghiệp ?
+ Nhóm 2: Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp ?
+ Nhóm 3: Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong thương nghiệp ?
+ Nhóm 4: Nêu những biến đổi giai cấp trong xã hội Tây Âu ?
2. Những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa và sự biến đổi về xã hội ở Tây Âu
- Các hình thức kinh doanh mới :
Thủ công nghiệp : các công trường thủ công mọc lên thay thế các phường hội, hình thành quan hệ chủ với thợ.
Trong nông nghiệp : các đồn điền trang trại được hình thành, người lao động trở thành công nhân nông nghiệp, làm công ăn lương.
Trong thương nghiệp : các công ti thương mại lớn thay thế cho các thương hội trung đại.
Thành thị Trung đại xuất hiện với sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế hàng hoá hình thành với các phường hội, hội buôn trở thành các công trường thủ công, các công ty thương mại quy mô lớn.
Sự biến đổi xã hội ở Tây Âu : các giai cấp mới trong xã hội Tây Âu được hình thành – giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
+ Giai cấp tư sản : đại diện cho nền sản xuất mới là chủ các công trường thủ công, trang trại, ngân hàng...
+ Giai cấp vô sản : những người làm thuê, bị bóc lột trở thành giai cấp công nhân.
Như thế, chủ nghĩa tư bản đã ra đời.
Lớn
Một thợ thủ công làm trọn vẹn
một sản phẩm
Chuyên môn hóa, sản xuất máy móc
theo dây chuyền
Bình đẳng
Chủ - thợ
- Lập bảng so sánh cơ cấu xã hội PK và xã hội TB.
- So sánh hình thức kinh doanh TBCN với sản xuất, thương mại thời PK.
Những chuyển biến của kinh tế Tây Âu thời trung đại
Phường hội
Thương hội
Sản xuất nhỏ
của nông dân
Thợ cả - Thợ bạn
Lãnh chúa - Nông nô
Công trường
thủ công
Công ti
thương mại
Đồn điền,
trang trại
Chủ - Thợ làm thuê
Tư sản – Vô sản
QHSX
TBCN
đã
hình
thành

châu
Âu
QUÝ TỘC VŨ SĨ
QUÝ TỘC TĂNG LỮ
NÔNG DÂN
THỢ THỦ CÔNG
THƯƠNG NHÂN
VUA
Sơ đồ về sự phân hóa giai cấp trong xã hội Tây Âu thời hậu kỳ trung đại
CÔNG NHÂN (Vô sản)
QUAN HỆ SẢN XUẤT PHONG KIẾN
Bị rào đất cướp ruộng
THỢ THỦ CÔNG
THƯƠNG NHÂN
CHỦ BỎ VỐN (Tư sản)
QUÝ TỘC
NÔNG NÔ
Quan hệ chủ và thợ
Tích luỹ vốn giàu có
QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
Giai cấp tư sản bóc lột giai cấp vô sản.
VÔ SẢN
TƯ SẢN
CỦNG CỐ
Nguyên nhân sâu xa đưa đến các cuộc phát kiến địa lí là :
A. sự bùng nổ về dân số đặt ra yêu cầu cấp thiết tìm ra những vùng đất mới.
B. sự phát triển của nền sản xuất đặt ra nhu cầu cấp thiết về nguyên liệu, thị trường, nguồn hương liệu và vàng bạc.
C. thoả mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá thế giới mới của con người.
D. con đường giao lưu buôn bán từ Tây Âu qua Tây Á sang phương Đông bị người Arập độc chiếm.

2.Việc tìm con đường thông thương giữa châu Âu và phương Đông đặt ra cấp thiết từ :
A. thế kỉ XI.
B. thế kỉ XIV.
C. thế kỉ XV.
D. thế kỉ XVI.

3. Vào thời điểm đó, tiền đề quan trọng nhất để các cuộc phát kiến địa lí có thể thực hiện được là :
A. sự tài trợ về tài chính của chính phủ các nước Tây Âu.
B. ước mơ chinh phục tự nhiên, lòng ham hiểu biết của con người.
C. khoa học-kĩ thuật, đặc biệt là ngành hàng hải phát triển.
D. thương nhân châu Âu có những am hiểu về đại dương.

4. Các nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí là :
A. Anh, Hà Lan.
B. Hi Lạp, Italia.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
D. Tây Ban Nha, Anh.

5. Các cuộc phát kiến địa lí để lại hậu quả là :
A. thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền.
B. bắt đầu thời kì đẩy mạnh xâm lược, cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da den.
C. rất nhiều người đã phải bỏ mạng trong những cuộc hành trình phát kiến địa lí.
D. cả A, B, C đều đúng.

6. Quan hệ sản xuất được xác lập ở Tây Âu thời hậu kì trung đại là :
A. quan hệ giữa chủ đất và nông nô.
B. quan hệ giữa lãnh chúa và thợ thủ công.
C. quan hệ giữa “phong quân và bồi thần”.
D. quan hệ giữa chủ và thợ, giữa chủ ruộng đất và công nhân nông nghiệp.

7. Các giai cấp mới được hình thành trong xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại là :
A. lãnh chúa và vô sản.
B. tư sản và nông dân.
C. chủ nô và nô lệ.
D. tư sản và vô sản.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Văn Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)