Bài 11. Tây Âu thời hậu kì trung đại

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Long | Ngày 10/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Tây Âu thời hậu kì trung đại thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

Bài 9: Tây Âu thời hậu kì trung đại
Phần 3: Phong trào Văn hóa Phục hưng
I. Nguyên nhân của Phong trào Văn hoá Phục hưng
Trong thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa hình thành cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. 
Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến, hệ tư tưởng khắt khe của Giáo hội Thiên chúa đã kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về mặt xã hội tương ứng và muốn xoá bỏ chướng ngại phong kiến.
Trong khi đó phong trào cải cách tôn giáo, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi cũng là hậu thuẫn cho giai cấp tư sản chống lại phong kiến.






II. Thời gian và không gian diễn ra Phong trào Văn hoá Phục hưng
Thời gian: từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII.
Không gian: bắt đầu ở thành phố Florence (Ý), sau đó lan ra nhiều nước Tây Âu và trở thành một phong trào lớn.
Các nước chịu ảnh hưởng của Phong trào Văn hóa Phục hung: Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hà Lan, Bỉ……….
III. Nội dung phong trào Văn hóa Phục hưng
Phong trào thể hiện nội dung chống Giáo hội Thiên chúa và chống phong kiến, mang tính chất phản phong kiến khá rõ nét:
– Lên án, đả kích các giáo sĩ, quý tộc phong kiến.
– Chống lại quan điểm của Giáo hội chỉ chú trọng đến thế giới bên kia, xem nhẹ con người, bóp chết tình cảm, kìm hãm ý chí con người.
– Chống lại những quan điểm phản khoa học và chủ nghĩa duy tâm của Giáo hội và của các nhà khoa học được Giáo hội ủng hộ.
Đề cao giá trị con người nhưng ủng hộ sự bóc lột, làm giàu. Con người mà Văn hóa Phục hưng đề cao trước hết là con người tư sản chứ chưa phải là mọi người lao động.
Phong trào thể hiện ở quan điểm đề cao quyền tự do cá nhân, chủ trương con người phải được giáo dục toàn diện, phải được sống thoải mái và được tận hưởng mọi cuộc vui ở đời.

Một số tài năng lớn trong Phong trào Văn hoá Phục hưng
Leonardo da Vinci (1452-1519)
René Decartes (1596–1650) 
François Rabelais (kh. 1494 – 1553)
William Shakespeare (1564-1616)
Michelangelo (1475-1564)
Miguel de Cervantes (1547-1616)
Họa sĩ, kĩ sư người Ý
Nhà toán học, triết học người Pháp
Nhà văn, bác sĩ người Pháp
Nhà soạn kịch người Anh
Họa sĩ, kiến trúc sư, kĩ sư người Ý
Nhà văn người Tây Ban Nha
Jacques Cartier (1491-1557)
Amerigo Vespucci (1451-1512)
Johannes Kepler (1571-1630)
Isaac Newton (1643-1727)
Galileo Galilei (1564-1642)
Nhà khoa học cổ điển người Anh
Nhà khoa học hiện đại người Ý
Nhà thiên văn học người Đức
Nhà hàng hải, thám hiểm người Ý
Nhà hàng hải, thám hiểm người Pháp
Nicolaus Copernicus (1473-1453)
Nhà thiên văn học người Ba Lan
Giới thiệu về một số nhà văn hoá lớn thời Phục hưng
Leonardo da Vinci (1452-1519)
Họa sĩ, kĩ sư người Ý
Sinh: 15 tháng 4, 1452, Vinci, Ý.
Mất: 2 tháng 5, 1519, Amboise, Pháp.
Nghề nghiệp:  họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kĩ sư, nhà giải phẫu, nhà sáng tạo và triết học tự nhiên.
Một số công trình nổi tiếng:
Nghệ thuật:
+ Bữa ăn tối cuối cùng (1495-1498)
+ Mona Lisa (1503-1507)
Khoa học:
+ Người Vitruvius – công trình nghiên cứu về giải phẫu cơ thể người (khoảng 1490)
Điểm đặc biệt: da Vinci thuận tay trái, có khả năng viết từ phải sang trái rất linh hoạt. Hơn nữa, ông thường xuyên viết ngược chữ.

Một số tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của da Vinci
Tên: Mona Lisa.
Tên gọi khác:
+ La Joconde.
+  Chân dung Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo.
Thời gian vẽ: từ 1503 đến khoảng 1507.
Nguyên mẫu:  Lisa del Giocondo, vợ của Francesco del Giocondo, một thương nhân giàu có ở Ý. Bức tranh được vẽ để kỉ niệm đứa con thứ 2 của họ ra đời.
Điểm đặc biệt:
+ Nàng Mona Lisa không có lông mày.
+ Thần thái trên khuôn mặt Mona Lisa rất khác biệt nếu nhìn từ trên xuống dưới.
 
Tên: Bữa ăn tối cuối cùng.
Thời gian vẽ: khoảng từ 1495 đến 1498.
Nội dung: Theo các sách phúc âm, bữa ăn tối cuối cùng là bữa ăn sau cùng Chúa Jesus chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài chết vì bị Judas phản bội. Hắn là kẻ đã bán thầy để đổi lấy 30 đồng bạc (tương đương khoảng 254.400 VNĐ).
Điểm đặc biệt: da Vinci vẽ Chúa đầu tiên. Sau đó, khi đã vẽ xong những tông đồ khác, ông lại chọn đúng người làm hình tượng vẽ Chúa để vẽ Judas.
Giới thiệu về một số nhà văn hoá lớn thời Phục hưng
Galileo Galilei (1564-1642)
Nhà khoa học hiện đại người Ý
Sinh: 15 tháng 2, 1564, Pisa, Ý.
Mất:  8 tháng 1, 1642, Firenze, Ý.
Nghề nghiệp: nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học. 
Một số công trình nổi tiếng:
- Phát minh khoa học:
+ Cân tỷ trọng (1586).
+ Kính viễn vọng (1609).
Công trình nghiên cứu:
+ Khám phá ra gia tốc rơi tự do và định luật về sức cản không khí (1590).
+ Nguyên tắc căn bản của tương đối.
+ Đối thoại về Hai Hệ thống Thế giới Chính (1632), là cuốn sách khẳng định sự đúng đắn của Thuyết Nhật tâm.
Một số công trình nổi tiếng của Galilei
Tháp nghiêng Pisa ở thành phố Pisa, miền Trung nước Ý.
Thí nghiệm: Xác định gia tốc rơi tự do.
Thời gian: khoảng giữa năm 1590.
Cách tiến hành: ông cho thả 2 quả cầu sắt từ tầng cao nhất của tháp Pisa xuống đất.
Kết quả: 2 quả cầu chạm đất gần như cùng lúc.
 => Galilei tìm ra gia tốc rơi tự do và định luật về sức cản không khí.
Galilei bắt đầu khẳng định sự chính xác của Thuyết Nhật tâm do Copernicus tìm ra.
Thời gian: khoảng năm 1616.
Nội dung: Mặt Trời là trung tâm của mọi chuyển động, không phải là Trái Đất như theo Thuyết Địa tâm của Aristotle.
Kết quả: ông bị giam cầm từ 1632 đến cuối đời (khoảng hơn 10 năm). Song vào ngày 30 – 11 – 1992, Giáo hoàng Phaolô II đã phải nói lời xin lỗi Galilei và công nhận sự đúng đắn trong các nghiên cứu của ông.
IV. Kết quả và ý nghĩa phong trào Văn hóa Phục hưng
Tượng thần Neptune – biểu tượng của thành phố Florence (Ý) – cái nôi của Văn hóa Phục hưng
Kết quả:
+ Lên án nghiêm khắc Giáo hội, tấn công vào trật tự xã hội phong kiến.
+ Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
Ý nghĩa:
+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hóa châu Âu phát triển cao hơn.

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)