Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Chia sẻ bởi nguyễn tt | Ngày 26/04/2019 | 117

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Ngày soạn: 14/2/ 2017 Ngày dạy: 17/2/2017
Tiết PPCT: 22
BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC ( tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong tiết 2 của bài này, học sinh cần đạt:
1. Về kiến thức
- Biết được thế nào là nhân phẩm, danh dự .
2. Về kỹ năng
- Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.
- Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm, lương tâm của mình.
3. Về thái độ
- Coi trọng việc giữ gìn nhân phẩm, danh dự.
- Tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN, TRỌNG TÂM
1. Kiến thức cơ bản
- Nhân phẩm và danh dự
2. Kiến thức trọng tâm
- Toàn bộ mục 3.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, trực quan, thảo luận nhóm, động não, liên hệ thực tiễn.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 10, giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp ( 1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Câu hỏi: Nghĩa vụ là gì? Lương tâm là gì?Lương tâm tồn tại ở những trạng thái cơ bản nào?
3. Dạy bài mới ( 35 phút )
Nghĩa vụ và lương tâm là hai phạm trù cơ bản của đạo đức. Nếu mỗi người luôn thực hiện tốt nghĩa vụ và sống có lương tâm trong sáng thì chính họ đã tạo ra những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này làm nên giá trị cá nhân. Và để trở thành người có đạo đức thì không thể thiếu nhân phẩm và danh dự.Vậy nhân phẩm và danh dự là gì?Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 3.Nhân phẩm và danh dự.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung

Hoạt động 1: Làm việc theo cả lớp để tìm hiểu phạm trù nhân phẩm.
- Mục tiêu: HS hiểu được nhân phẩm là gì? Như thế nào là một người có nhân phẩm? Và làm thế nào để trở thành người có nhân phẩm? Hiều được danh dự là gì? Vì sao phải giữ gìn và bảo vệ danh dự? Phân biệt rõ giữa tự trọng và tự ái.
- Cách thực hiện: GV sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, vấn đáp, tình huống, thảo luận nhóm, vận dụng tri thức liên môn…
- Thời lượng: 16 phút.
GV đặt vấn đề và hỏi: Mỗi con người luôn có những phẩm chất nhất định. Các em hãy kể ra một số phẩm chất của con người mà em biết.

HS trả lời.

GV bổ sung, kết luận: Những phẩm chất trên làm nên giá trị của mỗi cá nhân. Vậy theo các em nhân phẩm là gì?
HS trả lời:
GV kết luận:




GV đặt vấn đề và hỏi: Nhìn chung, mọi người đều có ý thức quan tâm và giữ gìn nhân phẩm của mình, tuy nhiên cũng có một số kẻ xấu xa coi thường nhân phẩm của chính mình để đạt được mục đích thấp hèn nào đó. Các em, hãy kể ra một số hành vi đánh mất đi nhân phẩm của mình?
HS trả lời:
GV bổ sung, kết luận:
GV hỏi: Em nghĩ gì về câu tục ngữ: “ Đói cho sạch rách cho thơm”
HS trả lời:
GV kết luận: Dù khó khăn, nghèo đói cũng không được đánh mất đi nhân phẩm của mình.
GV hỏi: Hãy nêu biểu hiện của người có nhân phẩm? Để trở thành người có nhân phẩm, theo các em, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
HS trả lời.
GV kết luận: Để trở thành người có nhân phẩm đòi hỏi mỗi chúng ta phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện đúng bổn phận, trau dồi lương tâm, giữ gìn phẩm giá của mình đồng thời cũng luôn tôn trọng nhân phẩm và danh dự của người khác.

GV chuyển ý: Người biết giữ gìn nhân phẩm của bản thân cũng là người biết bảo vệ danh dự của mình. Vậy danh dự là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 3b.
Hoạt động 2: Làm việc theo cá nhân để làm rõ khái niệm danh dự.
GV cho học sinh đọc tình huống trong sách giáo khoa trang 72 và hỏi: các em hãy nhận xét A là người như thế nào?
HS trả lời:
GV kết luận: A là người biết bảo vệ danh dự và nhân phẩm của mình.
GV hỏi: Theo các em, danh dự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn tt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)