Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học

Chia sẻ bởi nguyễn thị phương thảo | Ngày 26/04/2019 | 161

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 10
Người soạn: Nguyễn Thị Phương Thảo


Tiết 22:
BÀI 11: MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC
( Tiết 2 )
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được:
Về kiến thức
Học sinh nêu được các khái niệm nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc.
Hiểu được những nội dung cơ bản của các phạm trù đạo đức đó.
Về kĩ năng
Biết thực hiện các nghĩa vụ đạo đức liên quan đến bản thân.
Biết giữ gìn danh dự, nhân phẩm của mình và người khác.
Biết phấn đấu cho hạnh phúc của mình, gia đình và xã hội.
Về thái độ
Luôn chú ý và coi trọng tới việc giữ gìn danh dự, nhân phẩm và hạnh phúc .
Biết đánh giá cao người có nhân phẩm và danh dự và xác định được rằng không nên có thái độ, hành vi xúc phạm đến người khác.
Tôn trọng danh dự và nhân phẩm của mọi người.
NĂNG LỰC DẠY HỌC CẦN HƯỚNG TỚI
Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, công nghệ thông tin và truyền thông.
Năng lực chuyên biệt được hình thành qua môn GDCD:
Năng lực tự nhận thức, đánh gía các hành vi.
Năng lực tự điều chỉnh các hành vi cho phù hợp với chuẩn mực xã hôị.
Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
Năng lực giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội.
PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thuyết trình.
Vấn đáp/đàm thoại.
Giải quyết vấn đề.
Thảo luận nhóm.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo án, sách giáo khoa GDCD 10.
Giấy khổ a4, bút dạ, phấn, bảng…
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
a, Điền vào chỗ trống:
Nghĩa vụ là ……………………………… đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
Lương tâm ……………………… và………………………. Của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
b, Cho bài tập sau : Hãy cho biết các câu ca dao sau thuộc phạm trù đạo đức nào?

Nghĩa vụ
Lương tâm

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
x


Gắp lửa bỏ tay người

x

Uống nước nhớ nguồn
x


Đèn nhà ai nhà nấy rạng

x


Giới thiệu bài mới
Tiết trước cô trò chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 2 phạm trù cơ bản của đạo đức là nghĩa vụ và lương tâm. Mỗi con người cần phải cố gắng rèn luyện bản thân mình để thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức và sống có lương tâm trong sáng. Chính những điều đó đã tạo nên cho cá nhân những phẩm chất nhất định, những phẩm chất này làm nên giá trị cá nhân. Và giá trị đó được hiểu là gì thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu về nhân phẩm
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nhân phẩm là gì?
Phương pháp: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, thuyết trình.
Thời gian: 15 phút

GV cho tình huống:
“ Trở về từ chiến trường, mang trong mình chất độc màu da cam nên vợ chồng ông Hòa bà Thanh không có con cũng không có khả năng lao động. Ông bà chỉ sống nhờ vào mấy sào ruộng và mảnh vườn nhỏ. Nay bệnh tình của ông Hòa ngày càng nặng, bà Thanh 1 mình vừa phải lo kinh tế chạy chữa, vừa phải chăm sóc ông Hòa. Điều trị cho ông Hòa có bác sĩ Hoàng. Anh là trẻ mồ côi và rất tốt bụng. Thấy hoàn cảnh gia đình ông Hòa như vậy anh rất thương. Vì vậy anh nhận ông bà làm bố mẹ nuôi và tự nguyện chăm sóc ông Hòa giúp bà Thanh lo 1 phần kinh tế. Thấy vậy, rất nhiều người tỏ ra thán phục và khen bác sĩ Hoàng là người có lương tâm, có lòng nhân ái, sống chan hòa gần gũi và biết hi sinh vì người khác. Số ít còn lại thì cho rằng bác sĩ Hoàng đạo đức giả, chăm soc ông Hòa để sau này chiếm nhà và ruônh vườn. Mặc dù nghe thấy những điều đàm tiếu đó nhưng bác sĩ Hoàng vẫn không tự ái mà vẫn nhiệt tình giúp đỡ ông Hòa bà Thanh.”
GV hỏi: Qua tình huống trên, em thấy bác sĩ Hoàng có những phẩm chất gì? Những phẩm chất đó có đáng quý không?
GV: đó là những phẩm chất tạo nên giá trị con người của bác sĩ Hoàng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)