Bài 11. Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường

Chia sẻ bởi Chu Hong Anh | Ngày 21/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Chào mung các thay cô đen du tiet hoc ngày hôm nay
Kiểm tra bài cũ:
1. Tự sự là gì ? Ví dụ một văn bản tự sự mà em đã học ?
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
2. Hãy chọn một trong hai lời khuyên sau đây về các bước tiến hành một bài văn tự sự mà em cho là hợp lý:
Tìm hiểu đề -> Tìm ý -> Lập dàn ý -> Kể ( Viết thành văn ).
Tìm hiểu đề -> Lập dàn ý -> Tìm ý -> Kể ( Viết thành văn ).
Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
Đề bài:
Kể về một kỷ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, bị hiểu lầm... )
Kể một chuyện vui sinh hoạt ( như nhận nhầm, nhát gan... )
Kể về người bạn mới quen ( do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn ... )
Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó... )
Kể về những đổi mới ở quê hương em ( có điện, có đường, có trường mới, cây trồng...)
Kể về thầy giáo ( cô giáo ) của em ( người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập.. )
Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị... )
Những đề bài trên yêu cầu kể về ai ? Kể về những sự việc gì ?
Sắp xếp các đề bài vào hai nhóm: Kể người và kể việc ?
Kể người : 3,6,7
Kể việc : 1,2,4,5
Em hãy tìm thêm một, hai đề văn tự sự cùng loại ?
Kể về một chuyến về quê.
Kể về một người bạn cùng lớp.
Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
II. Cách xây dựng bài tự sự.
Đề bài : Kể về ông của em.
Em hãy nhắclại cách làm bài văn tự sự ?
Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần ?
Dàn bài gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
Kết bài: Kể kết cục của sự việc.
Bước 1: Tìm hiểu đề: để nắm vững yêu cầu của đề ( về nội dung phải viết, phương thức biểu đạt )
Bước 2: Lập ý: Là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề ( chủ đề, nhân vật chính, sự việc chính )
Bước 3: Lập dàn ý: Là phát triển sự việc chính thành các sự việc chi tiết và sắp xếp theo một trình tự hợp lý )
Bước 4: Viết thành văn theo dàn ý trên.
Bước 5: Đọc lại văn bản và sửa chữa lỗi.
Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
II. Cách xây dựng bài tự sự.
Đề bài : Kể về ông của em.
Bước 1: Tìm hiểu đề
Yêu cầu: Kể người
Nội dung: Kể về ông của em.
Phương thức biểu đạt: Tự sự.
Bước 2: Lập ý:
- Giới thiệu về ông
- Tính tình , phẩm chất của ông.
- Biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng
của em đối với ông.
Bước 3: Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu chung về ông của em.
* Thân bài:
- Ý thích của ông em:
+ Ông thích trồng cây xương rồng.
+ Cháu thắc mắc, ông giải thích.
- Ông yêu các cháu:
+ Chăm sóc việc học.
+ Kể chuyện cho các cháu.
+ Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình.
* Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với
ông.
Xây dựng các bước cho đề bài trên ?
Bài làm tham khảo:
Ông em là cán bộ về hưu,tuổi cao,tóc bạc và rất hiền.
Ông rất yêu thương những cây xương rồng nhỏ, đủ loại mà ông đã xin về và trồng trong những cái chậu xinh xinh.Ông có một cái xẻng nhỏ như cái thìa,thỉnh thoảng ông xới cây này,tỉa cây nọ, tưới nước cho cây.Lâu lâu có những chồi non bụ bẫm đầy gai nhỏ mọc lên,rồi những đoá hoa tí xíu, đỏ hồng nở từng chùm trông rất thích mắt.Những lúc thư thả, ông em ngắm nghía không biết chán các chậu cây đặt thành dãy trên bậc cửa sổ hoặc trên giá.
Cái Lan,em gái của em thắc mắc: “Ông ơi,người ta trồng hoa hồng,hoa thược dược,hoa cúc hoặc là trồng cây thế sang trọng,còn ông thì trồng xương rồng,toàn gai là gai,chán chết!”.
Ông cười,nói: “Cái đẹp thì nhiều loại lắm cháu ạ,mỗi người thích một thứ. Ông thích xương rồng bởi vì nó dễ sống và sống dai.Xương rồng là giống cây sống ở sa mạc,bắt rễ trong cát sỏi,dù đất cằn cỗi thế nào nó cũng sống được.Thân xương rồng có dáng đẹp nhiều vẻ,một vẻ đẹp góc cạnh, xương xẩu, rất hiện đại đó cháu ạ.Lại còn hoa nó cũng đẹp nữa”.
Em hay đùa,bảo: “Cháu biết rồi,nhà này thì ông chỉ yêu lũ xương rồng đấy thôi”. Ông em cười hiền từ,bảo: “Cháu sai rồi, ông yêu nhất các cháu, ông mong các cháu đẹp và khoẻ như những chồi cây bụ bẫm này,chẳng sâu rầy nào xâm hại được”.
Quả thật ông em rất yêu chúng em. Ông chăm sóc cái góc học tập của chúng em. Ông treo một cái giá để sách vở và phân tầng trên cho em , còn tầng dưới cho cái Lan . Ông theo dõi sự ngăn nắp, trật tự của chúng em. Hễ để sai chỗ là ông sửa lại. Lâu dần em quen dần với ngăn nắp, muốn tìm vật gì thì tìm ở chỗ nào là thấy ngay.
Ông thường kể chuyện cho chúng em nghe. Ông em đọc sách rất nhiều, ông biết rất nhiều chuyện. Ông thích nhất là sách nói về thế giới động vật và thực vật. Ông sưu tầm cho chúng em nhiều sách nói về cây cối và động vật xứ nóng ở châu Phi,Nam Mĩ hoặc các giống vật ở xứ lạnh,quanh năm tuyết phủ.Nhờ có ông mà chúng em biết nhiều,chân trời như rộng mở thêm ra, đầy thơ mộng.
Ông em rất ít ngủ.Người ta nói tuổi già thường như vậy quả không sai.Trong nhà, ông thường là người ngủ muộn nhất.Ngày ngày ông là người cuối cùng kiểm tra lại các cửa đã đóng chưa,sắp xếp lại các đồ vật để sai chỗ,rồi mới nên giường đi ngủ. Ông đang giữ gìn cuộc sống và sự bình yên cho chúng em.
Nhìn cái dáng đi lại lặng lẽ,nhẹ nhàng,mái tóc bạc như cước,nụ cười hiền hậu của ông,em mong ông sống lâu,sống mãi như loaì cây xương rồng mà ông yêu mến.
Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
Tìm chủ đề của bài văn trên ?
Chủ đề: Ca ngợi người ông hiền từ, có tâm hồn tinh tế và giàu lòng yêu thương .
Các sự việc nêu trên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa ,yêu cháu không ?
Theo dõi vào bài văn , em hãy chỉ ra 3 phần: MB, TB, KB ?
Cách MB đã giới thiệu người ông như thế nào ? Cụ thể chưa ?
Bài nêu hai ý lớn: Ý thích của ông em và ông yêu các cháu đã đủ chưa ?
Nhắc đến một mgười thân mà nhắc đến ý thích của người ấy có thích hợp không ?
Ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt người này với người khác không? Vì sao ?
Kể chuyện về một nhân vật cần chú ý đạt được những gì ?
Kể được đặc điểm của nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa.
Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
Dàn bài chung cho bài văn tự sự kể người:
MB: Giới thiệu khái quát về người định kể ( Là ai, có quan hệ với em như thế nào, tình cảm của em và lý do ).
TB:
- Giới thiệu về ngoại hình, tính cách người đó ( những nét tiêu biểu, gây ấn tượng, nói đúng bản chất nhân vật ).
- Chọn kể những kỷ niện sâu sắc về người đó hoặc giữa người đó với em ( những gì em đã trải nghiệm, được ảnh hưởng từ người đó )
KB: Những cảm xúc , suy nghĩ của em về người đó: yêu quý, kính trọng, nhớ ơn, mong gặp lại...
Dàn bài chung cho bài văn tự sự kể việc:
MB: Giới thiệu sự việc định kể ( sự việc gì, xảy ra ở thời điểm nào, với ai, cảm xúc của em về sự việc đó ).
TB: Kể lại sự việc theo một trình tự thời gian, không gian bằng hồi tưởng của em ( có thể kể theo trình tự xuôi hoặc ngược nhưng phải tôn trọng những gì em đã trải nghiệm và lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật dụng ý kể chuyện.
KB: Kết quả của sự việc và những cảm xúc, suy nghĩ của em về sự việc đó ( những suy nghĩ sâu sắc, vì sao em không thể nào quên ).
III. Luyện tập:
Đề bài : Kể về những đổi mới ở quê hương em.
Yêu cầu : Lập dàn ý .
- Viết đoạn văn : MB,TB,KB.
* Lập dàn ý:
MB: (Đi xa -> trở về...) những đổi mới ở quê hương em .
TB:
- Quê hương em trước đây.
- Quê hương em bây giờ đổi mới toàn diện.
+ Những con đường, những ngôi nhà...
+ Trường học, trạm xá, Uỷ ban...
+ Đời sống nâng cao: điện, ti vi , xe máy...
+ Nền nếp làm ăn sinh hoạt...
KB: Cảm nhgĩ về quê hương em trong tương lai.
( Nhóm 1)
( Nhóm 2 )
( Nhóm 3 )
( Nhóm 4 )
Mở bài.
Mỗi người ai cũng có một quê hương, có thể quê hương tôi không đẹp bằng quê các bạn, nhưng nó chính là nơi tôi cất tiếng khóc đầu tiên chào đời, nơi mà mỗi buổi trưa hè, mẹ đều ru tôi vào giấc ngủ tuổi thơ. Nay tôi đã xa quê, giờ trở lại thấy quê hương đổi mới nhiều quá.
Thân bài: (Đoạn văn )
Ngôi trưòng cũ trước đây tôi học, giờ đây được thay bằng ngôi trường mới khang trang sạch đẹp với dãy nhà ba tầng đầy đủ các phòng chức năng: phòng nghe nhìn, phòng thí nghiệm, phòng tin học... Đây chính là những điều kiện thuận lợi để lớp lớp học sinh học tập trưởng thành để xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn.
Thân bài: (Đoạn văn )
Con đường vào làng trước đây lầy lội, ngập ngụa bởi những cơn mưa rào thì giờ đây nó đã được đắp cao hơn và được trải nhựa thênh thang hơn. Cây cầu tre thủa nào mẹ dắt tôi qua cũng thế, nó chỉ là cái tên gọi quen thuộc mà thôi. Bây giờ nó đã được xây cất bằng một chiếc cầu xi măng vững chắc xe cơ giới có thể chạy qua hai chiều được.
Kết bài.
Mặc dù bây giờ gia đình tôi không còn sống ở quê nữa nhưng hình ảnh của quê hương vối sự thay đổi lớn lao của nó sẽ xoá bỏ sự ngăn cách giữa thành thị và nông thôn. Nghĩ vậy, lòng tôi bỗng dâng lên một niềm tự hào về quê hương của mình.
Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
Bài tập trắc nghiệm:
Bài tập 1: Trong các đề văn sau, đề văn nào thuộc đề kể chuyện đời thường:
Kể bằng lời văn của em truyện “ Bánh trưng, Bánh giầy”.
Kể về một chuyến đi ra đảo thăm các chú bộ đội Hải quân.
Kể về một cuộc gặp gỡ với nhân vật em yêu thích trong truyện cổ tích.
Đóng vai nhân vật lão Miệng kể lại chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
B
Tiết 48: Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
Bài tập trắc nghiệm:
Bài tập 2: Những yếu tố nào sau đây là không cần thiết cho một bài văn kể về một nhân vật trong kiểu bài kể chuyện đời thường ?
A. Giới thiệu chung về nhân vật.
B. Kể được một vài đặc điểm về tính nết, ý thích của nhân vật.
C. Kể được một vài hành động, lời nói đáng nhớ của nhân vật.
D. Miêu tả cụ thể ngoại hình của nhân vật.
D
Chúc các thầy giáo, cô giáo mạnh khoẻ
Các em chăm ngoan, học giỏi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Chu Hong Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)