Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học

Chia sẻ bởi Phan Văn Tấn | Ngày 10/05/2019 | 47

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ GIÁO
CÙNG CÁC EM HỌC SINH
LỚP 10C4
Câu 1 : Cho các nguyên tố có cấu hình electron
như sau :
1. 1s22s22p63s23p5
2. 1s22s22p63s1
3. 1s22s22p63s23p3
a) Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự
tính phi kim giảm dần?
b) Cho biết oxit cao nhất của các nguyên tố trên?
KIỂM TRA BÀI CŨ
A : KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG :
1.Cấu tạo bảng tuần hoàn :
Nguyên tắc 1: Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
Nguyên tắc 3: Các nguyên tố có số electron hóa trị như nhau được xếp thành một cột.

a- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn :
b- Ô nguyên tố :
Mỗi nguyên tố được sắp xếp vào một ô.
c- Chu kì :
Mỗi hàng là một chu kì.
Bảng có 3 chu kì nhỏ, 1 chu kì lớn.
Nguyên tử các nguyên tố thuộc một chu kì có số lớp electron như nhau.
Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
d- Nhóm:
-Các nguyên tố nhóm A gồm các nguyên tố ở chu kì nhỏ và chu kì lớn(gồm các nguyên tố s và p)
-Các nguyên tố nhóm B gồm các nguyên tố ở chu kì lớn(gồm các nguyên tố d và f).
2. Sự biến đổi tuần hoàn :
a- Cấu hình electron của nguyên tử :
b- Tính kim loại, phi kim, bán kính nguyên tử và giá trị độ âm điện của các nguyên tố :
Nhóm A
Chu kì
3. Định luật tuần hoàn :
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo thành từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. BÀI TẬP LUYỆN TẬP :
Câu 1 : Nguyên tố R có cấu hình electron nguyên tử là 1s22s22p3, công thức hợp chất với hiđro và công thức oxit cao nhất là :

A. RH2, RO3
B. RH, R2O7
C. RH3, R2O5
C. RH4, RO2
Câu 2 : Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có
cấu hình electron hóa trị là 3d103s1. Trong bảng
tuần hoàn, vị trí của X thuộc :
A. Chu kì 4, nhóm IB
B. Chu kì 4, nhóm IA
C. Chu kì 4, nhóm VIA
D. Chu kì 4, nhóm VIB
Câu 3 : Câu nào sau đây đúng?





A. Phi kim mạnh nhất là iot
B. Kim loại mạnh nhất là liti
C. Phi kim mạnh nhất là oxi
D. Phi kim mạnh nhất là flo.
Câu 4 : Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố có công thức tổng quát là RH4, oxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là :
A. Cacbon
B. Chì
C. Silic
D. Thiết
Câu 5 : Hai nguyên tố X và Y ở hai ô liên tiếp trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số protn bằng 29. Hãy viết cấu hình electron nguyên tử và xác định vị trí của các nguyên tố X, Y trong bảng tuần hoàn?
Câu 6 : So sánh tính axit của các chất trong mỗi dãy sau và giải thích?
a- Axit cacbonic và axit silixic
b- Axit photphoric và axit sunfuric
c- Axit silixic và axit sunfuric.
Câu 7 :Cho cấu hình electron các nguyên tố như sau:
1 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4 : 1s2 2s2 2p5
2 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 5 : 1s2
3 : 1s2 2s2 6: 1s2 2s2 2p6
Các nguyên tố cùng thuộc chu kì 2 là:

A. 3, 1 và 2.
B. 4 , 6 và 3.
C. 2, 4 và 5.
D. 6, 3 và 1
Câu 8 :Cho cấu hình electron các nguyên tố như sau:
1 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 2 : 1s2 2s2 2p1
3 : 1s2 2s1 4 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
Các nguyên tố cùng thuộc Phân nhóm chính nhóm III là:
A. 1 và 2.
B. 2 và 3.
C. 2 và 4.
D. 3 và 1.
Câu 9 : Hai nguyên tố A và B thuộc cùng một nhóm
và ở hai chu kì liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng
số proton của hạt nhân của hai nguyên tử A và B
bằng 32. Hai nguyên tố đó là :
A. Mg và Ca
B. O và S
C. N và Si
D. C và Si
9
14
10
12
11
6
7
13
8
9
14
10
12
11
6
7
13
8
XIN CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ GIÁO
CÙNG CÁC EM HỌC SINH!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Tấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)