Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học

Chia sẻ bởi Lâm Quốc Việt | Ngày 10/05/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

3 chu kì nhỏ, 4 chu kì lớn
CK1 : 2 ng.Tố, CK 2: 8 ng.Tố
CK 3: 8 ng.Tố, CK 4: 18 ng.tố
CK 5: 18 ng.tố, CK 6: 32 ng.tố
CK 7: chưa đủ
2 ng.tố nằm liên tiếp trong chu kì thì ZA – ZB = 1
STT chu kì = số lớp e
8 nhóm A, 8 nhóm B
8 nhóm A: IA → VIIIA
8 nhóm B: IB → VIIIB
Nhóm A: gồm ng.tố s và p
Nhóm B: gồm ng.tố d và f và chỉ gồm kim loại
2 ng.tố nằm cùng một nhóm ở 2 chu kì liên tiếp thì
ZA – ZB = 8 hoặc 18
STT nhóm A = số e lớp ngoài cùng
I. BẢNG TUẦN HOÀN
Câu 1: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có số thứ tự chu kì bằng:
A. Số lớp electron B. Số hiệu nguyên tử
C. Số e lớp ngoài cùng D. Số e hoá trị
Câu 2: Các nguyên tố nhóm A trong BTH là:
A. Các nguyên tố p B. Các nguyên tố s
C. Các nguyên tố d và f D. Các nguyên tố s và p
Câu 3: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn có đặc điểm nào chung ?
A. Số e lớp ngoài cùng B. Số nơtron
C. Số lớp electron D. Số electron
A
D
A
II. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ CỦA NGUYÊN TỐ VÀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ CỦA NÓ
Vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn (ô)
Số thứ tự của nguyên tố
Số thứ tự của chu kỳ
Số thứ tự của nhóm A
Cấu tạo nguyên tử

Số proton, số electron
Số lớp electron
Số electron lớp ngoài cùng
Câu 4: Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 12. Vậy X thuộc:
A. Chu kì 2, nhóm III B. Chu kì 3, nhóm II
C. Chu kì 3, nhóm IIA D. Chu kì 2, nhóm IIA
Câu 5: Nguyên tố canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về nguyên tố canxi là sai ?
A. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton
B. Số electron ở vỏ nguyên tử canxi là 20
C. Canxi là một phi kim
D. Vỏ nguyên tử của canxi có 4 lớp electron và lớp electron ngoài cùng là 2 electron.
Câu 6: Nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử 1s22s22p63s1 có vị trí trong bảng tuần hoàn là:
A. Nhóm IIIA, chu kì 1 B. Nhóm IIA, chu kì 6
C. Nhóm IA, chu kì 4 D. Nhóm IA, chu kì 3
Câu 7: Nguyên tố hoá học X thuộc chu kỳ 3 nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p53s23p3
C. 1s22s22p63s23p2 D. 1s22s22p63s23p3
C
C
D
D
III. QUAN HỆ GIỮA VỊ TRÍ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỐ
Tính kim loại:
Tính phi kim:
Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi
Hóa trị trong hợp chất khí với hidro
CT oxit cao nhất
CT hợp chất khí với hidro
Công thức hidroxit tương ứng
( tính axit hay bazơ của chúng)
Kim loại nằm ở nhóm: IA, IIA, IIIA (trừ Hidro và Bo)
Phi kim nằm ở nhóm: VA, VIA, VIIA (trừ Sb, Bi, Po)
= STT nhóm A
= 8 - STT nhóm A (hóa trị với hidro 4)
R2On (v?i n là số nhóm)
RH8-số nhóm
+ Hidroxit kim loại: M(OH)n có tính bazơ
VD: NaOH, Mg(OH)2
+ Hidroxit phi kim: (Hidro + gốc axit)
có tính axit VD: H2SO4, H3PO4
Lưu ý: Al(OH)3 ; Zn(OH)2.
là những hidroxit lưỡng tính
Biết vị trí của một nguyên tố ta có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nó:
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron là: 1s22s22p63s23p4. R có công thức oxit cao nhất:
A. RO3 B. R2O3 C. RO2 D. R2O
Câu 9: Hợp chất với hiđro của nguyên tố có công thức là RH4. Oxit cao nhất của R chứa 53,33% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là:
A. 12C B. 207Pb C. 119Sn D. 28Si
Câu 10: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với công thức R2O3 ?
A. 15P B. 12Mg C. 14Si D. 13Al
Câu 11: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 16. Công thức hợp chất khí với hidro và công thức oxit cao nhất của X là:
A. RH6 và R2O6 B. RH3 và R2O3
C. RH2 và RO6 D. H2R và RO3
Câu 12: Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng R2O5. Hợp chất của nó với hiđro trong đó R chiếm 91,18 % về khối lượng. Nguyên tố R là:
A. Nitơ B. Photpho C. Asen D. Antimon
A
D
D
D
B
Trong chu kì 3: gồm có P, Si, S
Sắp xếp theo chiều tăng của Z
dãy Si, P, S có tính phi kim tăng dần
P có tính phi kim yếu hơn S
nhưng mạnh hơn Si
Trong nhóm VA : gồm có P, N, As
Sắp xếp theo chiều tăng của Z
dãy N, P, As có tính phi kim giảm dần
P có tính phi kim yếu hơn N
nhưng mạnh hơn As
IV. SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MỘT NGUYÊN TỐ VỚI CÁC NGUYÊN TỐ LÂN CẬN
VD: So sánh tính chất hóa học của P(z=15) với Si(z=14) và S(z=16), với N(z=7) và As(z=33).
Câu 13: Các nguyên tố: Cl, C, Mg, Al, S được sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoá trị cao nhất với oxi. Đó là:
Cl, C, Mg, Al, S B. S, Cl, C, Mg, Al
C. Mg, Al, C, S, Cl D. Cl, Mg, Al, C, S
Câu 14: Các nguyên tố: nitơ, silic, oxi, photpho; tính phi kim của các nguyên tố trên tăng dần theo thứ tự nào sau đây?
Si < N < P < O B. Si < P < N < O
C. P < N < Si < O D. O < N < P < Si
Câu 15: Các nguyên tố: Cs, Sr, Al, Ca, K , Na. Được sắp xếp theo thứ tự mạnh dần về tính kim loại. Đó là:
Cs, Sr, Al, Ca, K , Na B. Al, Ca, Sr, Na, K, Cs
C. Sr, Al, Ca, K, Na, Cs D. Cs, Sr, Al, Ca, K, Na
Câu 16: Sự biến đổi tính chất kim loại trong dãy Mg, Ca, Sr, Ba là:
Không biến đổi B. Giảm dần
C. Không xác định D. Tăng dần
Câu 17: Các nguyên tố: F, Cl, O, N, Br, S. Được sắp xếp theo thứ tự mạnh dần về tính phi kim. Đó là:
A. S, O, Cl, N, Br, F B. F, Cl, S, N, Br, O
C. N, S, O, Br, Cl, F D. F, Cl, O, N, Br, S
C
B
B
D
C
IV. CÁC ĐẠI LƯỢNG BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN
Bán kính nguyên tử, Tính kim loại, tính phi kim
Tính axit, tính bazơ
Số electron hóa trị (số e lớp ngoài cùng của ng.tố nhóm A)
Hóa trị cao nhất với oxi
Độ âm điện, năng lượng ion hóa
RNT
Trong một chu kì khi đi từ trái qua phải bán kính nguyên tử giảm, tính kim loại, tính bazơ giảm, còn lại tăng
Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới bán kính nguyên tử tăng, tính kim loại, tính bazơ tăng, còn lại giảm
Câu 18: Đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử ?
A. Tỷ khối B. Số lớp electron
C. Số e lớp ngoài cùng D. Điện tích hạt nhân
Câu 19: Điều khẳng định nào sau đây không đúng ? Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử, thì:
A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần
B. Tính phi kim của các nguyên tố tố giảm dần.
C. Tính bazơ của các hiđroxit tương ứng tăng dần
D. Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần
Câu 20: Sự biến đổi độ âm điện của các nguyên tố 11Na, 12Mg, 13Al, 15P, 17Cl là:
A. Không thay đổi B. Tăng dần
C. Không xác định D. Giảm dần
Câu 21: Đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ?
A. Bán kính nguyên tử B. Nguyên tử khối
C. Tính kim loại, tính phi kim D. Hoá trị cao nhất với oxi
C
D
B
B
Câu 22: Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng của độ âm điện.
B. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.
Câu 23: Sự biến đổi tính bazơ của dãy NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3
Giảm dần B. Không biến đổi
C. Không xác định D. Tăng dần
Câu 24: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
A. Tính bazơ của các hiđroxit giảm dần
B. Tính axit của các hiđroxit tăng dần
C. Tính bazơ của các hiđroxit tăng dần
D. Tính axit của các hiđroxit không đổi
Câu 25: Có các tính chất của nguyên tử các nguyên tố như sau:
1/ Số electron ở lớp ngoài cùng; 2/ Tính kim loại, tính phi kim; 3/ Số lớp electron; 4/ Số e trong nguyên tử
Các tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là:
A. 1 và 3 B. 1 và 4 C. 2 và 4 D. 1 và 2
B
A
C
D
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Quốc Việt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)