Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen

Chia sẻ bởi Phạm Đắc Hà | Ngày 08/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Môn : Sinh học 12
Giáo viên: Nguyễn Thị Hoa
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ BẮC
CHÀO MỪNG
Qúy thầy cô về dự giờ !
KIỂM TRA BÀI CŨ
Ở ruồi giấm:
P t/c: Thân xám, cánh dài x thân đen, cánh cụt.
F1: 100% Thân xám, cánh dài
Cho F1 lai với thân đen, cánh cụt
Kiểu hình ở Fa như thế nào nếu giải thích theo quy luật của Menđen?
Theo quy luật của Menđen, Fa sẽ phân li theo tỉ lệ:
1 thân xám cánh dài: 1 thân xám cánh cụt:
1 thân đen cánh dài : 1 thân đen cánh cụt.
Vào năm1909-1911
ThomasHurt Morgan
và các cộng sự của Ông
đã CM rằng QLPLCủa
MĐ phải bổ sung Thêm:
NTDT không phải
bao giờ cũng DT 1 cách
riêng rẽ mà nhiều khi chúng
được DT theo cả nhóm
dưới dạng liên kết nhau.
Những nhóm như thế nằm
trong cùng 1NST và có thể
đổi chỗ sang NST khác
tương đồng với nó trong
thời gian tiếp hợp ở kì
trước I của giảm phân.
Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
Bài 11
LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
1- Thí nghiệm
- Đực F1 lai phân tích
F1
100%Thân xám Cánh dài
I. LIÊN KẾT GEN
Đọc SGK và trình bày TN
Điểm khác biệt trong cách tiến hành giữa Menđen và Morgan?
Hãy nhận xét thí nghiệm:
- So sánh với kết quả giải thích theo Menđen
- Xác định tính trạng trội và tính trạng lặn.
- Số nhóm tính trạng ở Fa
- Số loại giao tử của cái đen ngắn, đực F1 xám dài trong phép lai phân tích.
 Rút ra kết luận gì?

2. Nhận xét:
- Tính trạng trội là thân xám cánh dài, tính trạng lặn tương ứng là thân đen cánh cụt.
- Kết quả thu được không giống với giải thích theo quy luật của Menđen các tính trạng không thể di truyền theo quy luật MĐ
- Tính trạng thân xám luôn đi với cánh dài, thân đen luôn đi với cánh ngắn, tạo nên các nhóm tính trạng luôn đi cùng nhau.
- Fa thu được 2 tổ hợp với tỉ lệ ngang nhau, cơ thể đen ngắn chỉ cho ra 1 loại giao tử vì vậy đực F1 xám dài phải cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau, điều này chỉ giải thích được khi các gen quy định 2 tính trạng trên cùng nằm trên một NST, phân li cùng nhau trong quá trình giam phân hình thành giao tử.
3. Sơ đồ lai:
Giả sử: + Alen A: quy định màu xám; Alen a: quy định màu đen
+ Alen B: quy định cánh dài; Alen b: quy định cánh cụt
ab
GPa :
Sơ đồ lai: Đực F1 lai phân tích
4. Kết luận

- Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau trong giảm phân, làm thành một nhóm gen liên kết và từ đó tạo nên sự DT của từng nhóm TT.

Số nhóm gen liên kết ở người là 23 và ở ruồi giấm là 4.
- Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài ứng với số NST đơn bội của loài.
Thế nào là hiện tượng liên kết gen?
Ở ngườicó 23 cặp NST( Ruồi giấm có 4 cặp) sẽ tạo thành bao nhiêu nhóm gen liên kết?
II. HOÁN VỊ GEN
83% kiểu hình giống P
17% kiểu hình khác P
1. Thí nghiệm: lấy ruồi cái F1 trong phép lai trên lai với ruồi đực đen cụt
Hãy hoàn thành nội dung sau với các cụm từ gợi ý: trao đổi gen; 4 ;4; 0,415:0,415:0,085:0,085; 0,415AB: 0,415 ab: 0,085 Ab : 0,085 aB; 1 loại giao tử duy nhất .
Fa tạo ra …… …………….. tổ hợp gen với tỉ lệ ..……......................... …
cơ thể đen ngắn cho ra………………………… nên cái F1 phải cho ra………………………loại giao tử với tỉ lệ ………………. …………...................Vì vậy trong quá trình giảm phân đã xảy ra hiện tượng……………………. (trao đổi gen B với gen b) hình thành 2 loại giao tử Ab, aB với tần số thấp (chủ yếu là liên kết gen), tạo nên hiện tượng hoán vị gen.
̣ 0,415:0,415:
4
0,415AB: 0,415 ab:
trao đổi gen
1 loại giao tử duy nhất
0,085 Ab : 0,085 aB
0,085:0,085
4
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen:

A
B
a
b
AB
Ab
aB
ab
 Xám- Dài
Fa :
G Liên kết
G Hoán vị
3. Sơ đồ lai:
HVG là hiện tượng ………………. nằm trên cặp NST tương đồng có thể ……………………. cho nhau do ………………………………. giữa các crômatit trong quá trình phát sinh giao tử.
fHVG phản ánh khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST. nếu khoảng cách giữa 2 gen trên NST càng lớn thì lực liên kết càng nhỏ và fHVG càng cao nhưng không vượt quá 50%.
- Kết luận:
Hoán vị gen là gì ?
2 gen-alen
đổi chỗ
Sự trao đổi chéo
- Cách xác định tần số hoán vị gen
+ f% =
+ HVG có thể xảy ra ở 1 giới hoặc ở cả 2 giới tùy loài sinh vật: HVG xảy ra ở ruồi giấm cái, tằm đực.. Ở đậu Hà lan, người  HVG xảy ra ở cả 2 giới.
+ f HVG dao động từ 0% -50%

+ Hai gen nằm càng gần nhau thì fHVG càng thấp và ngược lại.
Đặc điểm của HVG:
Tại sao tần số HVG không vượt quá 50% ?
2. Ý nghĩa của HVG:
+ Làm tăng các biến dị tổ hợp tăng tính đa dạng của sinh giới.
+ Nhờ hoán vị gen những gen quí nằm trên các NST khác nhau có thể tổ hợp với nhau một nhóm liên kết có ý nghĩa trong tiến hoá và chọn giống.
III. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen:
1. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen:
+ Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp
+ Đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm tính trạng chọn được các giống có những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau
Hiện tượngdi truyền do Morgan phát hiện bổ sung hay bác bỏ quy luật Menđen?
* Bản đồ di truyền (Bản đồ gen):
- Khái niệm:
+ Là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trong nhóm liên kết.
+ Đơn vị : 1% HVG ≈ 1xentiMorgan (cM)
+ Bản đồ gen được thiết lập cho mỗi cặp NST tương đồng
+ Các nhóm liên kết được đánh số theo thứ tự của NST trong bộ NST của loài.
- Ý nghĩa:
+ Dự đoán trước tính chất di truyền của các t/t mà gen được sắp xếp trên bản đồ.
+ Giúp nhà tạo giống rút ngắn thời gian tạo giống mới.
Tổng kết:
- Các gen nằm trên cùng một NST tạo thành một nhóm gen liên kết và có xu hướng di truyền cùng nhau.
- Trong quá trình giảm phân, các NST tương đồng có thể trao đổi các đoạn tương đồng cho nhau dẫn đến hoán vị gen, làm xuất hiện các tổ hợp gen mới.
- Tần số hoán vị gen là thước đo khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST. Tần số hoán vị gen dao động từ 0%- 50%.











Chọn phương án đúng
Câu 1: Liên kết gen hoàn toàn xảy ra khi nào?
A. Các gen trên các NST tương đồng khác nhau
B. Tất cả các gen cùng nằm trên cùng một NST
C. Các gen cùng nằm trên một NST và có vị trí tương đối xa nhau
D. Các gen cùng nằm trên một NST và có vị trí tương đối gần nhau
Câu 2: Morgan sử dụng phép lai nào sau đây để phát hiện quy luật di truyền liên kết?
A. Lai phân tích
B. Lai thụân nghịch
C. Lai phân tích và lai thuận nghịch
D. Lai tương đương











Câu 3: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là:
A.Sự tiếp hợp giữa các NST đồng dạng vào kì trước I giảm phân.
B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của 2 cặp NST đồng dạng.
C. Sự tiếp hợp theo chiều dọc của 2 cromatit của cặp NST tương đồng ở thể kép khi giảm phân.
D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 crômatit của cặp NST tương đồng ở kì trước I giảm phân.
Câu 4: Điều khác nhau giữa quy luật LKG với HVG được thể hiện ở:
A. Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của F1
B. Tỉ lệ giao tử và số kiểu tổ hợp giao tử của F1
C. Sự xuất hiện biến dị tổ hợp cũng như tỉ lệ phân li kiểu gen và phân li kiểu hình ở F2.
D. Câu B và C đúng.

Bài tập về nhà:
- Làm bài tập trong SGK và bài tập chương.
- Thực hiện phép lai thuận nghịch giữa ruồi giấm mắt đỏ với ruồi giấm mắt trắng, giải thích theo Menđen. So sánh kết quả của 2 phép lai.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đắc Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)