Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen

Chia sẻ bởi nguyễn thị may | Ngày 08/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Liên kết gen và hoán vị gen thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thày giáo,cô giáo đến dự buổi học hôm nay
KIỂM TRA BÀI CŨ
Tương tác gen là gì?thế nào là tương tác bổ sung?
Trả lời:
Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.
Bản chất của tương tác gen là sự tác động giữa các sản phẩm của gen;
Tương tác bổ sung là kiểu tương tác của 2 hay nhiều gen không alen làm xuất hiện tính trạng mới
BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I.Liên kết gen
1. Cơ sở khoa học của liên kết gen
- Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST nên trên mỗi NST có nhiều gen; mỗi gen chiếm 1 vị trí nhất định (locus).
- Các gen cùng nằm trên 1 NST tạo thành nhóm gen liên kết. Trong tế bào, số nhóm gen liên kết bằng bộ NST đơn bội của loài (n)
Trong phân bào, các gen luôn đi cùng nhau, di truyền cùng nhau tạo nên hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.
Trong kỳ đầu giảm phân I, khi các NST trong cặp tương đồng bắt cặp và trao đổi cho nhau các đoạn tương ứng gây nên hiện tượng hoán vị gen.(liên kết gen không hoàn toàn)
BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
2. Thí nghiệm của Morgan:đối tượng ruồi giấm:2n=8
Pt/c: Ruồi giấm thân xám-cánh dài x ruồi thân đen- cánh cụt
F1: 100% Xám-dài.
Lai ♂ F1 x ♀ đen- cụt
Fa: 1 xám-dài: 1 đen-cụt.
+ Nhận xét:
-F1 đồng tính thân xám –cánh dài chứng tỏ hai tính trạng thân xám và cánh dài là hai tính trạng trội,thân đen và cánh cụt là hai tính trạng lặn
- P t/c -->F1 dị hợp, lai phân tích F1, Fa có tỷ lệ phân tính 1 xám:1đen; 1 dài: 1 cụt.
--> từng tính trạng tuân theo quy luật phân ly, xám, dài là trội so với đen, cụt.
- Tỷ lệ phân tính chung ở Fa là 1:1 < tỷ lệ nhân xác suất (1 xám:1 đen)x(1 dài: 1 cụt) hiện tượng giảm biến dị tổ hợp
các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST ( các gen liên kết hoàn toàn)
Em có nhận xét gì về kết quả phân li kiểu hình ở F1 và F2?
Trong phân bào, các gen luôn đi cùng nhau, di truyền cùng nhau tạo nên hiện tượng liên kết gen.
BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
.3.Khái niệm liên kết gen
- Là hiện tượng các gen cùng nằm trên 1 cặp NST và di truyền cùng nhau trong phân bào.
-Trong các phép lai: số loại giao tử ,số kiểu hình, kiểu gen bị hạn chế-> hạn chế biến dị tổ hợp
- dấu hiệu nhận biết hiện tượng liên kết gen: các tính trạng luôn di truyền cùng nhau

BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
Liên kết gen là gì?
+ Quy ước: A: xám, a: đen; B: Dài, b: Cụt
+ Sơ đồ lai minh họa:
P: AB/AB (xám-dài) x ab/ab ( đen-cụt)
GP: AB ab

F1: AB/ab : 100%( xám- dài)

Lai ♂ F1 x ♀ đen- cụt: AB/ab x ab/ab
GF1 (AB, ab) x ab

Fa: AB/ab : ab/ab

( 1 xám-dài: 1 đen-cụt)- Phù hợp TN.
BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
6. Kết luận:

- Liên kết gen là hiện tượng các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau.

- Các gen nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết. 

- Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số NST đơn bội (n) của loài đó.

BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
7. ý nghĩa liên kết gen:

*Trong tiến hóa: Giúp duy trì sự ổn định của loài

*Trong chọn giống: chuyển gen có lợi vào cùng một NST tạo ra các giống quý có đặc điểm mong muốn
BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
Liên kết gen có ý nghĩa gì?
Củng cố
Bài 1: Xác định các loại giao tử của các kiểu gen sau trong trường hợp liên kết gen hoàn toàn:
AB/AB:
giao tử AB
AB/ab :
giao tử: AB, ab
Ab/aB:
giao tử: Ab, aB

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Bài 2: Xác định kết quả kiểu gen đời con ở các phép lai:
AB/ab x AB/ab ( Liên kết gen)
Ab/aB x Ab/aB ( Liên kết gen)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị may
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)