Bài 11 cuộc kháng chiến thắng lợi

Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Duyên | Ngày 09/05/2019 | 116

Chia sẻ tài liệu: Bài 11 cuộc kháng chiến thắng lợi thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

BÀI 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN THẮNG LỢI.
I. CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG – XUÂN 1953 – 1954 VÀ CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ.
1. Kế hoạch Na va và chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954.
a. Hoàn cảnh:
Kế hoạch Na va ra đời
trong hoàn cảnh nào?
- Pháp: suy yếu mọi mặt và liên tiếp gặp những khó khăn, thất bại.
+ Chính trị: lục đục, rối ren.
+ Xã hội : rối loạn.
+ Quân sự: phạm vi chiếm đóng ngày càng bị thu hẹp, quân Pháp hoàn toàn bị động trên chiến trường.
+ Kinh tế: kiệt quệ.
- Mĩ: bị thất bại trong chiến tranh Triều Tiên nên ngày càng can thiệp sâu vào Đông Dương.
- Tháng 5/ 1953, Pháp cử Na va sang làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương và đề ra kế hoạch quân sự mới.
b. Nội dung của kế hoạch Na va:
Nội dung của kế hoạch
Na va là gì?
* Gồm hai bước thực hiện trong 18 tháng:
- Bước 1:thu – đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc, tránh giao tiếp với bộ đọi chủ lực của ta, tiến công chíên lược ở chiến trường miền Nam, tập trung xây dựng lực lượng cơ động mạnh.
- Bước 2: ( Từ mùa thu 1954), tấn công ra chiến trường miến Bắc, kết thúc chiến tranh.
* Biện pháp:
Để thực hiện được kế hoạch
đó Pháp đã làm gì?
- Tăng cường quân viễn chinh ở Đông Dương lên 84 tiểu đoàn. Riêng Việt Nam là 44 tiểu đoàn tập trung tại Đồng bằng Bắc bộ.
- Tiến hành càn quét vào khu vực Bình - Trị - Thiên và Đồng bằng Bắc bộ.
- Tăng cường thổ phỉ và gián điệp.
c. Chủ trương đối phó của ta:
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta củ trương đối phó ra sao?
- Phương hướng: mở cuộc tấn công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta.


- Phương châm:chuẩn bị tích cực chủ động, linh hoạt, đánh chắc, tiến chắc.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi.
a. Chiến cuộc đông – xuân 1953- 1954:

Chiến cuộc đông – xuân 53- 54
diễn ra như thế nào?
* Chiến cuộc đông – xuân 1953- 1954, thể hiện qua sơ đồ sau:
1
ĐBP
11/1953,chiến dịch Tây Bắc.
ĐBP
2
44 tiểu đoàn.
12/ 1953,cd Trung Lào.
Sê Nô
3
1954, cd Tây Nguyên.
Tây Nguyên
( Plây cu).
4
1954, cd Thượng Lào.
Luông Pha Băng.
5
=> Đầu năm 1954 kế hoạch tập trung xây dựng khối quân sự mạnh, trung tâm của kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
b. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:
Âm mưu của thực dân Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
* Âm mưu của địch:
- Chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với bộ đội chủ lực của ta.
- Tập trung xây dựng Điện Biên Phủ trở thành pháo đài bất khả xâm phạm bao gồm 49 cứ điểm, chia làm 3 phân khu, với phương tiện chiến tranh hiện đại cùng với số quân là 16.200 tên.

* Kế hoạch của ta và
diễn biến của chiến dịch:
Kế hoạch của ta trong chiến
dịch này là gì?
- Kế hoạch:
+ Chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với địch.
+ Chuẩn bị cho chiến dịch: toàn diện, tích cực về vũ khí và lực lượng với khẩu hiệu “ tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng ”.

Trình bày tóm tắt diễn biến của chiến dịch?
* Diễn biến của chiến dịch ( chia làm 3 đợt ):
- Đợt I( từ 13 -> 17/ 3/ 1954): ta tiêu diệt cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu phía bắc.
+ Kết quả: ta tiêu diệt được 2000 tên địch, bắn rơi 26 máy bay.
- Đợt II (từ 30/ 3 -> 26/ 4): quân ta tấn công khu trung tâm phía đông Mường Thanh.
- Đợt III(1/ 5 -> 7/ 5): ta tấn công trung tâm Mường Thanh và phía nam Hồng Cúm.

Kết quả của chiến dịch là gì?
*Kết quả:
- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ địch ở Điện Biên Phủ.
- Trải qua 56 ngày đêm chiến đấu ta đã diệt và bắt sống 16.200 tên trong đó có 1 tướng, 16 đại tá và trung tá, hạ 62 máy bay, 1749 sĩ quan và hạ sĩ quan.
- Thu toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng, cơ sở kỹ thuật tại đây.

* Ý nghĩa:
Ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
- Đối với dân tộc, chiến dịch Điện Biên Phủ chiến thắng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bặch Đằng – Chi Lăng, Đống Đa của TK XX.
- Đối thế giới: Đập tạn kế hoạch Na Va của ĐQ Pháp - Mỹ, đồng thời buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán và ký hiệp định GiơNeVơ cộng nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Duyên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)