Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Chia sẻ bởi Đỗ Minh Hà | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

.
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ CÙNG CÁC EM HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
Nhà Tống đã có những hành động gì để chuẩn bị cho công cuộc xâm lược Đại Việt?

A. Nhà Tống không có hành động chuẩn bị gì cả
B. Xúi giục vua Chăm pa đánh lên phía Nam Đại Việt
C. Đem quân quấy nhiễu vùng biên giới nước ta, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc ít người của ta làm chỗ dựa cho âm mưu xâm lược của chúng
D. Ngăn cản việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước
Đứng trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào?

A. Vua Lý cử Lý Thường Kiệt làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến
B. Lý Thường Kiệt cho quân đội luyện tập, canh phòng suốt ngày đêm
C. Phong chức cao cho các tù trưởng, cho phép họ được mộ thêm binh, đánh trả các cuộc tấn công quấy phá, làm thất bại mưu đồ dụ dỗ của nhà Tống
D. Vua Lý Thánh Tông cùng thái úy Lý Thường Kiệt mang quân đánh Chăm-pa đánh bại ý đồ phối hợp với Chăm-pa của nhà Tống
KIỂM TRA BÀI CŨ
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077)
1. Kháng chiến bùng nổ:
* Ta:
- Lệnh cho các địa phương ráo riết bố phòng
- Cho quân mai phục ở những vị trí trọng yếu
- Bố trí lực lượng thủy binh, bộ binh sẵn sàng chiến đấu
- Cho xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt (trên sông Cầu)
- Sau khi rút quân về nước, Nhà Lý đã làm gì để chuẩn bị đối phó với quân Tống xâm lược?
Phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
- Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân Tống xâm lược ?
Quân ta đóng cọc xây dựng
phòng tuyến Như Nguyệt (Tranh vẽ)
Phòng tuyến trên sông Như Nguyệt
Việc bố phòng của vua tôi nhà Lý có tác dụng gì đối với cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược?
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077 )
1. Kháng chiến bùng nổ :
* Địch:
- Cuối 1076, nhà Tống tiến vào xâm lược nước ta với lực lượng như thế nào?
1-1077
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077 )
1. Kháng chiến bùng nổ :
* Địch:
- Cuối 1076, 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy ồ ạt kéo vào nước ta;
- Thủy binh do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng.
- Cuối 1076, nhà Tống tiến vào xâm lược nước ta với lực lượng như thế nào?
Quân giặc đã vấp phải khó khăn gì khi tiến vào xâm lược nước ta?
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077 )
1. Kháng chiến bùng nổ :
* Địch:
- Tháng 1/1077, bộ binh địch bị chặn đứng trước phòng tuyến Như Nguyệt;
- Thuỷ binh địch bị Lý Kế Nguyên chặn đánh không thể tiến vào.
Quân giặc đã vấp phải khó khăn gì khi tiến vào xâm lược nước ta?
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077 )
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
* Diễn biến
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077 )
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
* Diễn biến
Quân Tống nhiều lần tìm cách vượt sông, đánh vào phòng tuyến của ta, nhưng đều thất bại.
- Cuối xuân 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ tổ chức phản công lớn vào trận tuyến của địch
- Quân Tống thua to, “mười phần chết đến năm, sáu” và lâm vào tình thế tuyệt vọng
- Lý Thường Kiệt đề nghị “giảng hoà” Quách Quỳ chấp nhận và rút quân về nước.
- Tại sao trên đà thắng lợi, Lý Thường Kiệt lại đề nghị “giảng hoà” với quân Tống?
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077 )
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
* Kết quả:
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang
* Ý nghĩa lịch sử:
- Nhà Tống phải bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững
Em có nhận xét gì về kết quả cuộc kháng chiến?
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn như thế nào?
Em có nhận xét gì về công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến ?
Thái úy Lý Thường Kiệt (1019-1105)
“Ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng súy, làm quan trải thờ ba đời vua, phá Tống, bình Chiêm, công lao đức vọng ngày một lớn, được vua sủng ái, là người đứng đầu các bậc công hầu vậy”

Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí - Nhân vật chí)
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076-1077)
1. Kháng chiến bùng nổ:
* Ta:
- Các địa phương ráo riết bố phòng
- Cho quân mai phục ở những vị trí trọng yếu
- Lực lượng thủy binh, bộ binh sẵn sàng chiến đấu
- Xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt (trên sông Cầu)
* Địch:
- Cuối 1076, 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy ồ ạt kéo vào nước ta; thủy binh do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng.
- Tháng 1/1077, bộ binh địch bị chặn đứng trước phòng tuyến Như Nguyệt;
- Thuỷ binh địch bị Lý Kế Nguyên chặn đánh không thể tiến vào.

2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt:
* Diễn biến
- Quân Tống nhiều lần tìm cách vượt sông, đánh vào phòng tuyến của ta, nhưng đều thất bại.
- Cuối xuân 1077, Lý Thường Kiệt bất ngờ tổ chức phản công lớn vào trận tuyến của địch
- Quân Tống thua to, “mười phần chết đến năm, sáu” và lâm vào tình thế tuyệt vọng
- Lý Thường Kiệt đề nghị “giảng hoà” Quách Quỳ chấp nhận và rút quân về nước.
* Kết quả:
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang
* Ý nghĩa lịch sử:
- Nhà Tống phải bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
- Nền độc lập tự chủ của Đại Việt được giữ vững

-Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
-Chuẩn bị bài sau: Nhà Trần thành lập
.
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ GIÁO!
CHÚC CÁC EM HỌC SINH HỌC TẬP TỐT!
Lược đồ trận đánh trên sông Như Nguyệt
Trò chơi ô chữ
1
3
2
4
5
6
7
8
9

1/Quách Quỳ cho quân làm gì để vượt sông ?
2/ Đây là cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống lần thứ mấy ?
3/ Cuối năm 1075, Lý Thường Kiệt chia quân bất ngờ đánh vào nơi tập trung ……. .của nhà Tống .
4/ Hiện nay, tên con sông diễn ra trận tuyến phòng chống quân xâm lược Tống lần hai ?
5/ Để mở lối thoát cho giặc, Lý Thường Kiệt đã chủ động làm gì ?

6/Ai chỉ huy quân Tống?

7/Khiếp đảm trước sự tấn công của quân ta, giặc đã làm gì ?
8/Vị tướng tài giỏi của nước ta chỉ huy trận chiến phòng tuyến sông Như Nguyệt là ai?
9/ Tên của quân xâm lược phương Bắc tiến đánh nước ta lần thứ hai ?
Câu 2: Nêu những nét đặc sắc trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?
Câu 3: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống ?
Câu 1: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống?
Hãy nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Minh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)