Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Chia sẻ bởi Lê Thị Nguyện | Ngày 10/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Tuần: 8 Ngày soạn: 03/ 10/ 2014
Tiết : 15 Ngày dạy: 07/ 10/ 2014

Bài 11 :CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG ( Tiết 2 )

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp học sinh:
Diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 2 và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.
Tài năng và công lao của Lý Thường Kiệt.
2. Thái độ:
Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân.
Sự thông minh, sáng tạo của nhân dân ta trong cách đánh giặc, đứng đầu là Lý Thường Kiêt..
3. Kỹ năng.
- Rèn kỹ năng tường thuật diễn biến theo lược đồ, tranh ảnh, biết tóm tắt kết cục kháng chiến.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
Giáo án, lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Lược đổ cuộc kháng chiến chống Tống lần hai (1075-1077)
2. Học sinh
Sách giáo khoa, vở bài học, đọc bài trước ở nhà, học bài cũ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định: lớp: 7A1…………….7A2……………..7A3…………………
7A4……………7A5……………7A6…………………..
1. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống ? Thủ đoạn của nhà Tống ?
Dựa vào lược đồ trình bày lại cuộc tiến công để phòng vệ ? Ý nghĩa (tác dụng) ?
2. Giới thiệu bài mới: Như chúng ta đã biết, tháng 10 – 1075 quân ta tiến công vào đất Tống và nhanh chóng hạ được các như căn cứ, kho tàng, quân lương của chúng, sau đó nhanh chóng rút quân về nước, gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Vậy,cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào?-> Bài hôm nay sẽ tìm hiểu.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu kháng chiến bùng nổ như thế nào.
? Sau khi rút quân về nước Lý Thường Kiệt chuẩn bị cuộc kháng chiến như thế nào?
? Vai trò của đồng bào dân tộc ít người ?
? Tại sao Lý Thường kiệt lại chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chống Tống ?
HS: đọc đoạn chữ nhỏ SGK /41 ( Nhận xét về phòng tuyến Như Nguyệt .
GV: dùng lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt để miêu tả ). Khẳng định đoạn sông Như Nguyệt có vị trí chiến lược – là án ngữ con đường phía Bắc chạy về Thăng Long, nơi chắc chắn giặc sẽ tiến vào
HS: nhắc lại về tình hình quân Tống năm 1075.
GV: Tường thuật cuộc tấn công xâm lược của quân Tống trên lược đồ.
HS: Quan sát, nghe và trình bày lại trên lược đồ.
? Nhận xét về tình hình quân Tống?
GV: Sau khi mọi sự chuẩn bị của ta đã sẵn sàng, quân địch gặp khó khăn cuộc kháng chiến của ta trên phòng tuyến Như Nguyệt diễn ra như thế nào( mục 2
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI 1076 - 1077
1. Kháng chiến bùng nổ
a. nhà Lý chuẩn bị

- Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến ở các vị trí chiến lược ở biên giới và sông Như Nguyệt .






b. Diễn biến
- Cuối năm 1076 quân Tống theo hai đường thủy, bộ vào xâm lược nước ta
- Tháng 1/1077 quân Tống theo đường bộ vào bị ta chặn đánh, buộc phải đóng ở bờ bắc sông Như Nguyệt – Quân thủy bị chặn đánh nên không thể tiếp ứng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt
GV: sử dụng lược đồ “ cuộc chiến đấu tại sông Như Nguyệt” để tường thuật sự tấn công tuyệt vọng của quân Tống.
HS: Quan sát, nghe.
GV: Trong thời gian này, Lý Thường Kiệt cho sáng tác bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” hằng đêm cho người vào đền Trương Hống – Trương Hát ngâm vang.
HS: đọc bài thơ.
? Bài thơ Nam Quốc sơn hà nói lên điều gì?
HS: (khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta…)
GV: khẳng định đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của ta ,sau này còn có “Bình Ngô Đại Cáo ” của Nguyễn Trãi và tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
GV: nêu câu hỏi: Tìm những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt ?
Phân nhóm, quy định thời gian cách thức tiến hành
HS: thảo luận nhóm 3’
GV: Hướng dẫn, gợi ý sao cho HS nêu được các ý:
+ Thực hiện chủ trương:Tiến công trước để tự vệ.
+ Làm thơ Nam Quốc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nguyện
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)