Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
Chia sẻ bởi nguyễn tuấn kiệt |
Ngày 10/05/2019 |
33
Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
BÀI TẬP LỚN:
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA
LÝ THƯỜNG KIỆT
Học sinh: Nguyễn Tuấn Kiệt
Lớp :7a3
Trường : Wellspring
LÝ THƯỜNG KIỆT (1019 – 1105) “Ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng súy, làm quan trải thờ ba đời vua, phá Tống, bình Chiêm, công lao đức vọng ngày một lớn, được vua sủng ái, là người đứng đầu các bậc công hầu vậy” Phan Huy Chú
(Lịch triều hiến chương loại chí - Nhân vật chí)
/
1. Quê hương và cuộc đời Đúng như Phan Huy Chú nói, Lý Thường Kiệt là “người đứng đầu các bậc công hầu” của triều Lý. Nhưng, ông lại không phải là người họ Lý chính tông. Hầu hết các tài liệu cổ đều nói rằng Lý Thường Kiệt vốn người họ Ngô, tên húy là Tuấn. Ngô Tuấn người làng An Xá, huyện Quảng Đức. Đất huyện Quảng Đức nay thuộc Hà Nội, làng An Xá nằm ở phía Nam của Hồ Tây. Về sau, do việc mở rộng đê Cơ Xá (tức đê sông Hồng), làng An Xá dời đến bãi Cơ Xá. Bãi này, sau vì dân đến lập nghiệp đông, lập một xã mới, đó là xã Phúc Xá. Gia đình Ngô Tuấn ở trong thôn Bắc Biên của xã này. Thôn Bắc Biên xưa, nay là xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, đó chỉ là nơi sinh và là đất sống thuở hàn vi của Ngô Tuấn mà thôi. Sau này, khi đã có danh vọng lớn trong triều, ông dời nhà về phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội).
Ngô Tuấn tự là Thường Kiệt, sau vì có công, được vua sủng ái nên được ban quốc tính (tức được lấy theo họ của nhà vua), do đó, người đời vẫn quen gọi Ngô Tuấn theo cách ghép giữa quốc tính với tên tự là Lý Thường Kiệt. Sử cũ cũng chép theo cách này, vì vậy, hậu thế phần lớn chỉ biết đến tên gọi phổ biến là Lý Thường Kiệt, ít ai biết đến họ và tên thật của ông là Ngô Tuấn.
Lý Thường Kiệt sinh năm Kỉ Mùi (1019), tức là năm Thuận Thiên thứ 10, đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028). Sử cũ chép rằng, lúc còn trai trẻ, ông là người có vẻ mặt “tươi đẹp lạ thường”, cho nên, năm 23 tuổi, được tuyển làm Hoàng Môn Chi Hậu, tức là một chức hoạn quan nhỏ ở trong triều. Nhưng cũng từ đây, Lý Thường Kiệt bắt đầu một quá trình lâu dài và liên tục, tỏ cho thiên hạ thấy rằng, ông không phải chỉ có vẻ mặt “tươi đẹp lạ thường” mà còn có cốt cách và tài năng phi thường. Lý Thường Kiệt làm quan trải thờ ba đời vua là Lý Thái Tông (1028 – 1054), Lý Thánh Tông (1054 – 1072) và Lý Nhân Tông (1072 – 1127). Từ một chức hoạn quan nhỏ, Lý Thường Kiệt được thăng dần đến chức Phụ Quốc Thái Phó, Dao Thụ Chư Trấn Tiết Độ, Đồng Trung Thư Môn Hạ, Thượng Trụ Quốc, hà Thái Úy, tước Khai Quốc Công và được nhận làm Thiên Tử Nghĩa Đệ (em kết nghĩa của Thiên Tử).
Sinh thời, Lý Thường Kiệt có ba cống hiến lớn. Một là không ngừng nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết vì nghĩa cả, không ngừng nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc tốt đẹp của bậc đại thần khi vận nước lâm nguy cũng như khi non sông được thái bình. Hai là, góp phần đắc lực cùng vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt là góp phần củng cố sức mạnh của guồng máy nhà nước đương thời. Ba là, vạch kế hoạch chiến lược và trực tiếp chỉ huy những trận đánh lừng danh nhất của thế kỉ XI, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Trong khoảng thời gian chừng hơn một chục năm sau khi Lý Thánh Tông qua đời (1069), Lý Thường Kiệt thực sự là linh hồn của đất nước, là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong sự nghiệp điều khiển vận mệnh quốc gia. Ở một chừng mực nào đó, cũng có thể nói rằng, Lý Thường Kiệt gần như là vua của nước nhà trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước ở thế kỉ XI Về mặt văn hóa, Lý Thường Kiệt cũng đã có những đóng góp to lớn. Ông đã để lại cho đời một số áng văn thơ, trong đó, nổi bật nhất là bài tứ tuyệt không đề, được hậu thế chọn bốn chữ đầu trong câu đầu làm đề để dễ truyền tụng, đó là bốn chữ Nam quốc sơn hà. Nam quốc sơn hà là một trong những áng thiên cổ hùng văn, có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập lần
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG CỦA
LÝ THƯỜNG KIỆT
Học sinh: Nguyễn Tuấn Kiệt
Lớp :7a3
Trường : Wellspring
LÝ THƯỜNG KIỆT (1019 – 1105) “Ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng súy, làm quan trải thờ ba đời vua, phá Tống, bình Chiêm, công lao đức vọng ngày một lớn, được vua sủng ái, là người đứng đầu các bậc công hầu vậy” Phan Huy Chú
(Lịch triều hiến chương loại chí - Nhân vật chí)
/
1. Quê hương và cuộc đời Đúng như Phan Huy Chú nói, Lý Thường Kiệt là “người đứng đầu các bậc công hầu” của triều Lý. Nhưng, ông lại không phải là người họ Lý chính tông. Hầu hết các tài liệu cổ đều nói rằng Lý Thường Kiệt vốn người họ Ngô, tên húy là Tuấn. Ngô Tuấn người làng An Xá, huyện Quảng Đức. Đất huyện Quảng Đức nay thuộc Hà Nội, làng An Xá nằm ở phía Nam của Hồ Tây. Về sau, do việc mở rộng đê Cơ Xá (tức đê sông Hồng), làng An Xá dời đến bãi Cơ Xá. Bãi này, sau vì dân đến lập nghiệp đông, lập một xã mới, đó là xã Phúc Xá. Gia đình Ngô Tuấn ở trong thôn Bắc Biên của xã này. Thôn Bắc Biên xưa, nay là xã Ngọc Thụy, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Tuy nhiên, đó chỉ là nơi sinh và là đất sống thuở hàn vi của Ngô Tuấn mà thôi. Sau này, khi đã có danh vọng lớn trong triều, ông dời nhà về phường Thái Hòa (nay thuộc nội thành Hà Nội).
Ngô Tuấn tự là Thường Kiệt, sau vì có công, được vua sủng ái nên được ban quốc tính (tức được lấy theo họ của nhà vua), do đó, người đời vẫn quen gọi Ngô Tuấn theo cách ghép giữa quốc tính với tên tự là Lý Thường Kiệt. Sử cũ cũng chép theo cách này, vì vậy, hậu thế phần lớn chỉ biết đến tên gọi phổ biến là Lý Thường Kiệt, ít ai biết đến họ và tên thật của ông là Ngô Tuấn.
Lý Thường Kiệt sinh năm Kỉ Mùi (1019), tức là năm Thuận Thiên thứ 10, đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028). Sử cũ chép rằng, lúc còn trai trẻ, ông là người có vẻ mặt “tươi đẹp lạ thường”, cho nên, năm 23 tuổi, được tuyển làm Hoàng Môn Chi Hậu, tức là một chức hoạn quan nhỏ ở trong triều. Nhưng cũng từ đây, Lý Thường Kiệt bắt đầu một quá trình lâu dài và liên tục, tỏ cho thiên hạ thấy rằng, ông không phải chỉ có vẻ mặt “tươi đẹp lạ thường” mà còn có cốt cách và tài năng phi thường. Lý Thường Kiệt làm quan trải thờ ba đời vua là Lý Thái Tông (1028 – 1054), Lý Thánh Tông (1054 – 1072) và Lý Nhân Tông (1072 – 1127). Từ một chức hoạn quan nhỏ, Lý Thường Kiệt được thăng dần đến chức Phụ Quốc Thái Phó, Dao Thụ Chư Trấn Tiết Độ, Đồng Trung Thư Môn Hạ, Thượng Trụ Quốc, hà Thái Úy, tước Khai Quốc Công và được nhận làm Thiên Tử Nghĩa Đệ (em kết nghĩa của Thiên Tử).
Sinh thời, Lý Thường Kiệt có ba cống hiến lớn. Một là không ngừng nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần đoàn kết vì nghĩa cả, không ngừng nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc tốt đẹp của bậc đại thần khi vận nước lâm nguy cũng như khi non sông được thái bình. Hai là, góp phần đắc lực cùng vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt là góp phần củng cố sức mạnh của guồng máy nhà nước đương thời. Ba là, vạch kế hoạch chiến lược và trực tiếp chỉ huy những trận đánh lừng danh nhất của thế kỉ XI, đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của quân Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà. Trong khoảng thời gian chừng hơn một chục năm sau khi Lý Thánh Tông qua đời (1069), Lý Thường Kiệt thực sự là linh hồn của đất nước, là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong sự nghiệp điều khiển vận mệnh quốc gia. Ở một chừng mực nào đó, cũng có thể nói rằng, Lý Thường Kiệt gần như là vua của nước nhà trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước ở thế kỉ XI Về mặt văn hóa, Lý Thường Kiệt cũng đã có những đóng góp to lớn. Ông đã để lại cho đời một số áng văn thơ, trong đó, nổi bật nhất là bài tứ tuyệt không đề, được hậu thế chọn bốn chữ đầu trong câu đầu làm đề để dễ truyền tụng, đó là bốn chữ Nam quốc sơn hà. Nam quốc sơn hà là một trong những áng thiên cổ hùng văn, có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập lần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn tuấn kiệt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)