Bài 11. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
Chia sẻ bởi Kim Lan |
Ngày 21/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Vì sao cô Mắt, cậu Chân,cậu Tay, bác Tai
lại so bì với lão Miệng?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì đến một ngày nọ, họ nhận thấy rằng họ phải làm việc một cách mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không.
Nếu chỉ nhìn bề ngoài công việc của từng bộ phận thì thấy: Mắt phải nhìn, Tai phải nghe, Chân phải đi, Tay phải làm, chỉ riêng có Miệng được ăn. Cứ theo cách nhìn ấy thì bốn nhân vật đó phải phục vụ cho Miệng, còn Miệng được hưởng thụ tất cả.
Bốn nhân vật trên so bì với lão Miệng vì mới chỉ nhìn thấy vẻ ngoài đó, mà chưa nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên trong: nhờ Miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khoẻ mạnh.
Truyện mượn các bộ phận trong cơ thể để nói chuyện con người. Có thể ví Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá thể trong tổ chức, cộng đồng. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
Từ quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật- bộ phận cơ thể người- trong truyện, có thể chỉ ra ngụ ý của truyện và bài học cho con người:
Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Đây là một phương diện rất quan trọng của mối quan hệ giữa người với người giữa cá nhân với cộng đồng.
Lời khuyên thiết thực và khôn ngoan với mỗi người: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Mỗi hành động, ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn có ảnh hưởng đếnm cả cộng đồng, tập thể.
Ghi nhớ
Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học:
Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
lại so bì với lão Miệng?
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng vì đến một ngày nọ, họ nhận thấy rằng họ phải làm việc một cách mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không.
Nếu chỉ nhìn bề ngoài công việc của từng bộ phận thì thấy: Mắt phải nhìn, Tai phải nghe, Chân phải đi, Tay phải làm, chỉ riêng có Miệng được ăn. Cứ theo cách nhìn ấy thì bốn nhân vật đó phải phục vụ cho Miệng, còn Miệng được hưởng thụ tất cả.
Bốn nhân vật trên so bì với lão Miệng vì mới chỉ nhìn thấy vẻ ngoài đó, mà chưa nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên trong: nhờ Miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khoẻ mạnh.
Truyện mượn các bộ phận trong cơ thể để nói chuyện con người. Có thể ví Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá thể trong tổ chức, cộng đồng. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
Từ quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật- bộ phận cơ thể người- trong truyện, có thể chỉ ra ngụ ý của truyện và bài học cho con người:
Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Đây là một phương diện rất quan trọng của mối quan hệ giữa người với người giữa cá nhân với cộng đồng.
Lời khuyên thiết thực và khôn ngoan với mỗi người: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Mỗi hành động, ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn có ảnh hưởng đếnm cả cộng đồng, tập thể.
Ghi nhớ
Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học:
Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Kim Lan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)