Bài 11. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Chia sẻ bởi Ngô Thị Thường | Ngày 21/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Chào mừng thày cô về dự giờ
Phòng giáo dục và đào tạo quận Đống Đa Trường THCS Lý Thường Kiệt
Ngữ văn 6
Kiểm tra bài cũ:
1. Kể lại truyện " Thầy bói xem voi".
2. Nêu bài học được rút ra từ truyện ấy?
Bài mới
Tiết 45: Hướng dẫn đọc thêm
Các sự việc chính:
3. Mắt, Chân, Tay, Tai mệt mỏi.
1. Mắt, Chân, Tay, Tai, bàn nhau đến nhà lão Miệng đình công.
2. Mắt, Chân, Tay, Tai, đình công không làm cho lão miệng ăn.
4. Bốn người nhận ra sai lầm.
5. Bốn người kéo đến nhà lão miệng chăm sóc, tất cả lại sống với nhau thân thiện như xưa.
I.Tìm hiểu chung
1. Đọc:
2. K?:
3. Tỡm hi?u chú thích:
(3) Lờ đờ: Chậm chạp, thiếu tinh nhanh.
(1) Hăm hở: Hăng hái muốn thực hiện ngay ý định.
(2) Nói thẳng: nói trực tiếp không giấu giếm những điều muốn nói.
(4) Lừ đừ: chậm chạp, mệt mỏi.
(5) Tê liệt: Mất cảm giác và khả năng cử động.
(6) ăn không ngồi rồi: chỉ ăn không làm, sống hưởng thụ mà không lao động.
(7) Khoan khoái: có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
(8) Tị: so tính, không bằng lòng trước những gì người khác được hưởng.
(3) Kết thúc: Phần còn lại.
(1) Mở đầu : Từ đầu đến "...làm nổi không."
(2) Diễn biến: Tiếp theo đến "Các cháu có đi không?"
4. Bố cục: 3phần
Cô Mắt đến than thở với cậu Chân, cậu Tay: Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc , còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không.
1. Mở đầu câu chuyện:
II. Tìm hiểu văn bản
Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc , còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không

Theo em, cách nhìn nhận của Chân, Tay, Tai, Mắt như vậy có đúng không? Vì sao?
Câu hỏi thảo luận nhóm:
Nếu chỉ nhìn bề ngoài công việc của từng bộ phận thì thấy: Mắt phải nhìn, Tai phải nghe, Chân phải đi, Tay phải làm, chỉ riêng có Miệng được ăn. Cứ theo cách nhìn ấy thì bốn nhân vật đó phải phục vụ cho Miệng, còn Miệng được hưởng thụ tất cả.
Bốn nhân vật trên so bì với lão Miệng vì mới chỉ nhìn thấy vẻ ngoài đó, mà chưa nhìn ra sự thống nhất chặt chẽ bên trong: nhờ Miệng ăn mà toàn bộ cơ thể được nuôi dưỡng khoẻ mạnh.
Hãy tìm những chi tiết thể hiện hành động, thái độ, lời nói của Chân, Tay, Tai, Mắt ?
2. Diễn biến câu chuyện:
Hành động: Hăm hở đến nhà lão Miệng.
Thái độ: không chào hỏi.
Lời nói: "không làm để nuôi ông nữa."
"không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi ông phải lo lấy mà sống... chúng tôi sẽ không làm gì cả"
Chân, Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa.
Mắt lờ đờ.
Tai ù ù như xay lúa.
Miệng nhợt nhạt cả hai môi.
Hậu quả của hành động vội vàng thiếu suy nghĩ của Chân, Tay,Tai, Mắt là gì?
Cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Đây là một phương diện rất quan trọng của mối quan hệ giữa người với người giữa cá nhân với cộng đồng.
Từ quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật- bộ phận cơ thể người- trong truyện, em hãy chỉ ra ngụ ý của truyện và bài học cho con người?
Lời khuyên thiết thực và khôn ngoan với mỗi người: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Mỗi hành động, ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn có ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.
Chân, Tay, Tai, Mắt đến nhà Miệng, vực Miệng dậy, tìm thức ăn.
Mọi người sống hòa thuận như xưa.
3. Kết thuc truyện:
Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại, do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
4. Bài học:
Nhân hóa, tưởng tượng.
1. Nghệ thuật:
III. Tổng kết
- Phê phán những kẻ có suy nghĩ nông can, hành động vội vàng thiếu suy nghĩ.
2. Nội dung:
- Khuyên nhủ con người: "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người"

IV. Luyện tập
Hãy chọn câu hỏi trong những bông hoa dưới đây v� trả lời ?
1
2
3
4
Hướng dẫn về nhà:
1 - Học thuộc phần ghi nhớ.
2 - Kể lại truyện bằng lời văn của mình.
3 - Soạn bài: Cụm danh từ

Xin cảm ơn các thày cô và các em !
Câu hỏi:
Hãy nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn?
Truyện ngụ ngôn: loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Đáp án:
Câu hỏi:
Kể tên những truyện ngụ ngôn đã học?
ếch ngồi đáy giếng.
Thầy bói xem voi.
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Đáp án:
Câu hỏi:
Chỉ ra điểm chung của ba truyện ngụ ngôn đã học?
Đều được kể bằng văn xuôi.
Đều khuyên nhủ, răn dạy người ta những bài học trong cuộc sống.
Đáp án:
Câu hỏi:
Những truyện ngụ ngôn đã học thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
Phương thức biểu đạt tự sự.
Đáp án:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Thị Thường
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)