Bài 11. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX

Chia sẻ bởi Hà Thị Yến | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

BÀI 11: CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ NỬA SAU THẾ KỶ XX
Loài người đã trải qua 2 cuộc cách mạng KHKT
+ Cuộc cách mạng kỹ thuật lần 1: diễn ra trong thế kỷ XVIII – XIX.
+ Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần 2: bắt đầu từ kỷ 40 của thế kỷ XX cho đến nay chia ra làm 2 giai đoạn:
- Từ thập kỷ 40 đến 1973.
- Từ 1973 đến nay.

I. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ
1. Nguồn gốc - đặc điểm
a. Nguồn gốc.
+ Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người...
+ Do sự bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường vơi cạn tài nguyên thiên...
+ Phòng chống thiên tai như bão, động đất, sóng thần ...
+ Phục vụ cho chiến tranh...
b. Đặc điểm cuộc cách mạng khoa học công nghệ
+ Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội...
+ Mọi phát minh khoa học kỹ thuật dựa đểu trên nghiên cứu khoa học...
+ Thời gian từ phát minh đến ứng dụng vào sản xuất rút ngắn...
+ Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn việc đầu tư cho lĩnh vực khác...
2. Thành tựu cuộc cách mạng khoa học công nghệ
+ Tạo ra bước nhảy vọt chưa từng thấy trong các ngành khoa học cơ bản như toán – lý – hoá – sinh học....
+ Có nhiều phát minh quan trọng trong việc tìm ra công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động...
+ Có nhiều phát minh trong việc tìm ra nguồn năng lượng mới, vật liệu mới…
2. Thành tựu cuộc cách mạng khoa học công nghệ
+ Tạo ra cuộc “ Cách mạng xanh” trong công nghiệp
+ Tạo ra tiến bộ thần kỳ trong giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
+ Có nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu, khám phá vũ trụ, lòng đất…
Tác động - Hạn chế
* Tác động : tăng năng suất lao động, đòi hỏi cao hơn về giáo dục, hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá…
* Hạn chế : Ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, chế tạo ra vũ khí giết người hàng loạt.
II. Xu thế toàn cầu hoá
- Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc nhau của tất cả các khu vực quốc gia trên thế giới.
- Thời gian xuất hiện: từ thập niên 80 – 90 của thế kỷ XX
II. Xu thế toàn cầu hoá
Biểu hiện
- Ra đời các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại tài chính quốc tế và khu vực.
- Phát triển quan hệ thương mại quốc tế.
- Phát triển của các công ti xuyên quốc gia.
- Sát nhập các công ti thành những tập đoàn lớn.
Như vậy: Toàn cầu hoá vừa là 1 xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược
Tác động : Vừa tác đọng tích cực , vừa tác động tiêu cực,nhất là các nước đang phát triển.
Kết luận : Như thế Toàn cầu hoá vừa là thời cơ ,vừa là thách thức đối với tất cả các nước trên thế giới.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)