Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thê kỉ XX

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai Hương | Ngày 24/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thê kỉ XX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô về dự tiết học!
TRƯỜNG THCS HÒA THẠNH
LỊCH SỬ 8
Giáo viên: Nguyễn Thị Mai Hương
KIỂM TRA MI?NG

C�u 1. Vì sao Trung Qu?c b? c�c nu?c d? qu?c th?c d�n phuong T�y x�m lu?c?
Câu 2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc cách mạng Tân Hợi?
ĐÔNG NAM Á
Bôrôbuđua (Inđônêxia)
Chùa Vàng (Mianma)
Huế (Việt Nam)
Thạt Luổng (Lào)
Ăngco Vát (Campuchia)
Thánh đường Manila
(Philippin)
Tiết 17:
Bài 11.

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
I/ QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở CÁC NUỚC ĐÔNG NAM Á.
? Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
I/ QÚA TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA CHỦ NGHĨA THỰC DÂN Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Các nước tư bản phát triển cần thuộc địa thị trường.
Đông Nam Á là vùng có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu nên bị các nước phương Tây dòm ngó xâm lược.
VIỆT NAM (P)
CAMPUCHIA (P)
THÁI LAN
LÀO (P)
MIANMA (A)
XINGAPO (A)
MÃ LAI (A)
MÃ LAI (A)
INĐÔNÊXIA (H)
Đông Timo (B)
PHI-LÍP-PIN (T)
(A) Thuộc Anh (P) Thuộc Pháp (H) Thuộc Hà Lan (T) Thuộc Tây Ban Nha (B) Thuộc Bồ Đào Nha
Lược đồ khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX
? Phương Tây đã phân chia quá trình xâm lược Đông Nam Á như thế nào?
Thảo luận
Hỏi: Tại sao Xiêm (Thái Lan) lại giữ được phần chủ quyền của mình?
Vua Thái Lan
Chu-la-long-con
(tức Ra-ma V, ở ngôi từ
1868 - 1910), người thực hiện nhiều chính sách cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, lợi dụng vị trí nước đệm và mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh – Pháp nhằm lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước (dù chỉ trên danh nghĩa).
II/ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc địa, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.
Hỏi: Vì sao nhân dân Đông Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?
- Chính sách thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân  mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa Đông Nam Á với thực dân gay gắt  các phong trào bùng nổ.
- Giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
II/ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Chính sách thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân làm cho mâu thuẫn dân tộc thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra.
Xích đạo
Inđônêxia lớn nhất Đông Nam Á, với hơn 13600 đảo lớn nhỏ “như một chuỗi ngọc vân vào đường xích đạo”, đông dân… Samin đã kiêu gọi nhân dân chống những thứ thuế vô lí của bọn thực dân Hà Lan,Ông muốn xây dựng 1 đất nước trong đó mọi người dân đều có việc làm, họ đều được hưởng hạnh phúc.Tháng 5/1920, Đảng cộng sản Inđônêxia được thành lập…
II/ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
+ Inđônêxia: Năm 1905 các tổ chức công đoàn thành lập, truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản (1920).
Philippin là một hải đảo rất xinh đẹp như một dãy lửa trên biển vì sự hoạt động của nhiều núi lửa.
+ Philippin: cuộc cách mạng 1896 – 1898 do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi. Sau đó, bị đế quốc Mỹ thôn tính.
II/ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
+ Campuchia: có cuộc khởi nghĩa của AchaXoa lãnh đạo ở TaKeo (1863 - 1866), khởi nghĩa của Nhà sư Pucômbô (1866 - 1867)
II/ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
+ Lào: 1901, Phacađuôc lãnh đạo nhân dân Xavannakhét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang và cuộc khởi nghĩa của nhân dân cao nguyên Bôlôven kéo dài đến năm 1907.
II/ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
+ Việt Nam: phong trào Cần Vương (1885 - 1896), phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913).
II/ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
3 nước
Đông Dương
? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở 3 nước Đông Dương có điểm gì chung?
Cùng chống Pháp, đấu tranh liên tục, có sự phối hợp chiến đấu.
Tại sao các phong đấu tranh ở Đông Nam Á ở giai đoạn đầu thất bại?
Lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến ở nhi?u nu?c d?u h�ng, l�m tay sai, cu?c d?u tranh c?a nh�n d�n thi?u t? ch?c v� thi?u l�nh d?o ch?t ch?.
TỔNG KẾT
Em có nhận xét gì về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á?
Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, là khu vực có nền văn minh lâu đời, chế độ phong kiến suy yếu.

* Bài tập : Tại sao các cuộc kháng chiến của nhân dân các nước Đông Nam Á lần lược thất bại?
A. Lực lượng của bọn xâm lược mạnh.
B.Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai.
C. Cuộc đấu tranh của nhân dân thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.
D.Tất cả các câu trên đều đúng.
D
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
- Học bài 11, chuẩn bị bài 12: Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX).
- Nêu nội dung và ý nghĩa cuộc Duy Tân Minh Trị 1868?
- Những sự kiện nào chứng tỏa vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Chúc các em học tốt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)