Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Chia sẻ bởi Vũ Duy Lập |
Ngày 08/05/2019 |
106
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
Bài 10. tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
i. Tương tác gen.
TTG là các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình.
1. Tương tác bổ sung.
- Trong 1 thí nghiệm lai các cây thuộc 2 dòng thuần chủng (dòng số 1 và dòng số 2) đều có hoa màu trắng với nhau, kết quả F1 thu được toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Giải thích kết quả lai này như thế nào ?
Có 2 trường hợp tương tác gen: tương tác giữa các alen thuộc cùng
1 gen và sự tương tác giữa các alen thuộc các lôcut gen khác nhau
(tương tác giữa các gen không alen).
Hai alen thuộc cùng 1 gen (ví dụ, alen A và a) có thể tương tác với
nhau theo những cách nào ?
Các alen thuộc các lôcut gen khác nhau có tương tác trực tiếp với
nhau không ? Có mấy kiểu tương tác giữa các gen không alen ?
Căn cứ trên sơ đồ lai trên bảng, hãy giải thích sự tương tác của 2
gen A và B nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau ?
Dòng hoa trắng 1(kiểu gen AAbb) x Dòng hoa trắng 2(kiểu gen aaBB)
F1 : AaBb (hoa đỏ) x AaBb (hoa đỏ)
F2 : 9 A- B- (hoa đỏ) : 3 A- bb (hoa trắng) : 3 aaB- (hoa trắng) :
1 aabb (hoa trắng)
- Vậy 2 gen A và B đã tương tác bổ sung như thế nào ?
Hai gen A và B có thể đã tạo ra các enzim khác nhau và các enzim này
cùng tham gia vào 1 chuỗi phản ứng hoá sinh để tạo nên sắc tố đỏ ở
cánh hoa.
2. Tương tác cộng gộp.
- Thế nào là tương tác cộng gộp ?
Quan sát đoạn phim sau đây và viết sơ đồ lai về sự tương tác cộng
gộp của 2 gen không alen R và C lên sự hình thành màu sắc đỏ,
trắng ở hoa mõm chó (Snapdragon flower color)?
- Hình trên bảng nói lên điều gì khi những cây hoa mõm chó có cùng kiểu gen RrCc giao phấn với nhau ?
9/16
3/16
1/16
A B C D E
Tần số
Màu hoa
A-Không có
alen trội
B-Có 1 alen trội
C-Có 2 alen trội
D-Có 3 alen trội
E-Có 4 alen trội
( liên hệ, đối chiếu với hình 10.1 trang 43 SGK )
ii. Tác động đa hiệu của gen
Gen HbA ở người bị đột biến thành gen HbS đã tác động đến sự biểu hiện của những tính trạng nào ?
Gen như thế nào thì được gọi là gen đa hiệu ?
- Hình 10.2 và SGK trang 44.
Củng cố đánh giá
Đọc và ghi nhớ tóm tắt cuối bài.
Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết kiểu quan hệ nào là chính xác hơn :
Một gen quy định một tính trạng.
Một gen quy định một enzim/prôtêin.
Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit.
Thế nào là gen đa hiệu
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Bài tập về nhà
Học thuộc phần tóm tắt cuối bài.
Đọc phần tác động cộng gộp của 3 gen (A, B và C) quy định sự tổng hợp sắc tố mêlanin trong da ở người- trang 43 SGK.
Làm các bài tập trong SGK.
Đọc trước bài 11.
i. Tương tác gen.
TTG là các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình.
1. Tương tác bổ sung.
- Trong 1 thí nghiệm lai các cây thuộc 2 dòng thuần chủng (dòng số 1 và dòng số 2) đều có hoa màu trắng với nhau, kết quả F1 thu được toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng. Giải thích kết quả lai này như thế nào ?
Có 2 trường hợp tương tác gen: tương tác giữa các alen thuộc cùng
1 gen và sự tương tác giữa các alen thuộc các lôcut gen khác nhau
(tương tác giữa các gen không alen).
Hai alen thuộc cùng 1 gen (ví dụ, alen A và a) có thể tương tác với
nhau theo những cách nào ?
Các alen thuộc các lôcut gen khác nhau có tương tác trực tiếp với
nhau không ? Có mấy kiểu tương tác giữa các gen không alen ?
Căn cứ trên sơ đồ lai trên bảng, hãy giải thích sự tương tác của 2
gen A và B nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau ?
Dòng hoa trắng 1(kiểu gen AAbb) x Dòng hoa trắng 2(kiểu gen aaBB)
F1 : AaBb (hoa đỏ) x AaBb (hoa đỏ)
F2 : 9 A- B- (hoa đỏ) : 3 A- bb (hoa trắng) : 3 aaB- (hoa trắng) :
1 aabb (hoa trắng)
- Vậy 2 gen A và B đã tương tác bổ sung như thế nào ?
Hai gen A và B có thể đã tạo ra các enzim khác nhau và các enzim này
cùng tham gia vào 1 chuỗi phản ứng hoá sinh để tạo nên sắc tố đỏ ở
cánh hoa.
2. Tương tác cộng gộp.
- Thế nào là tương tác cộng gộp ?
Quan sát đoạn phim sau đây và viết sơ đồ lai về sự tương tác cộng
gộp của 2 gen không alen R và C lên sự hình thành màu sắc đỏ,
trắng ở hoa mõm chó (Snapdragon flower color)?
- Hình trên bảng nói lên điều gì khi những cây hoa mõm chó có cùng kiểu gen RrCc giao phấn với nhau ?
9/16
3/16
1/16
A B C D E
Tần số
Màu hoa
A-Không có
alen trội
B-Có 1 alen trội
C-Có 2 alen trội
D-Có 3 alen trội
E-Có 4 alen trội
( liên hệ, đối chiếu với hình 10.1 trang 43 SGK )
ii. Tác động đa hiệu của gen
Gen HbA ở người bị đột biến thành gen HbS đã tác động đến sự biểu hiện của những tính trạng nào ?
Gen như thế nào thì được gọi là gen đa hiệu ?
- Hình 10.2 và SGK trang 44.
Củng cố đánh giá
Đọc và ghi nhớ tóm tắt cuối bài.
Hãy giải thích các mối quan hệ giữa gen và tính trạng sau đây và cho biết kiểu quan hệ nào là chính xác hơn :
Một gen quy định một tính trạng.
Một gen quy định một enzim/prôtêin.
Một gen quy định một chuỗi pôlipeptit.
Thế nào là gen đa hiệu
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
B. Gen điều khiển sự hoạt động của các gen khác.
C. Gen mà sản phẩm của nó có ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả rất cao.
Bài tập về nhà
Học thuộc phần tóm tắt cuối bài.
Đọc phần tác động cộng gộp của 3 gen (A, B và C) quy định sự tổng hợp sắc tố mêlanin trong da ở người- trang 43 SGK.
Làm các bài tập trong SGK.
Đọc trước bài 11.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Duy Lập
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)