Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Chia sẻ bởi Phan Anh Tú | Ngày 24/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Chào Mừng Quý Thầy Cô
Và Các Em Học Sinh
Môn: Lịch sử 8
Giáo viên: Phan Anh Tú
Tổ: Văn - Sử - GDCD
Kiểm tra bài cũ

Kể tên các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu của Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX? Vì sao các phong trào đó đều thất bại? Ý nghĩa của các phong trào trên đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?
Trả lời:
- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XX là:
+ Cuộc khởi nghĩa Xi-pay, từ năm 1857 đến năm 1859.
+ Sự ra đời và lãnh đạo cuộc đấu tranh của Đảng Quốc đại năm 1885.
+ Cuộc khởi nghĩa Bom-bay, tháng 7 năm 1908.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Sự đàn áp, chia rẽ của thực dân Anh.
+ Các phong trào chưa có sự lãnh đạo thống nhất, liên kết. Chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn.
- Ý nghĩa:
Cổ vũ tinh thần yêu nước, thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
TIẾT 14 BÀI 10
TRUNG QUỐC GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
Bản đồ Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Chiến tranh thuốc phiện (1840 - 1842)
Lâm Tắc Từ là một vị quan và là tướng của nhà Thanh ở thế kỷ XIX trong lịch sử Trung Quốc. Ông được coi là một vị quan có chủ trương chống thực dân Anh trong cuộc chiến tranh thuốc phiện (1840 - 1842) và là người đã thi hành kiên quyết và triệt để lệnh cấm hút thuốc phiện. Ông đã tiêu hủy hơn 20.000 hòm thuốc phiện của các lái buôn ngoại quốc tại Quảng Đông. Ông cũng là người chỉ huy các lực lượng quân Thanh và nhân dân Trung Hoa kháng cự quyết liệt quân đội Anh trong cuộc chiến tranh thuốc phiện.
Lâm Tắc Từ (1785 - 1850)
Đức – Sơn Đông
Anh – Sông Dương Tử
Pháp – Vân Nam
Nga – Đông Bắc
Nhật – Đông Bắc
Hình 42. Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc
Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Kháng chiến chống Anh xâm lược
- Làm lung lay triều đình phong kiến Mãn Thanh.
- Giáng một đòn mạnh mẽ vào đế quốc.
- Cổ vũ phong trào đấu tranh chống đế quốc, PK
Cuộc vận động Duy tân
của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu
Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn
Thất bại
Thất bại
Thất bại
Thất bại
Phong trào nông dân
Thái bình Thiên quốc
Tôn Trung Sơn (tên thật là Tôn Văn) là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911, được người Trung Hoa gọi yêu mến là "Quốc phụ Trung Hoa" (người cha của đất nước). Ông sinh ở tỉnh Quảng Đông trong một gia đình nông dân khá giả. Ông đã nêu ra chủ thuyết “Tam dân”.
Chủ thuyết "Tam dân" của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam, đặc biệt là Quốc Dân Đảng Việt Nam và tầng lớp trí thức yêu nước Việt Nam trong những năm 1920-1930. Ngay cả sau đó Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Bác sĩ Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Thuyết “Tam dân” cũng được chủ tịch Hồ Chí Minh đưa vào bản Tuyên ngôn độc lập đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Tôn Trung Sơn (1866 - 1925)
NƠI CÁCH
MẠNG BÙNG NỔ
NAM KINH
VŨ XƯƠNG
PHẠM VI CÁCH
MẠNG LAN RỘNG
NƠI CHÍNH QUYỀN NHÀ
THANH CÒN TỒN TẠI
QUẢNG ĐÔNG
QUẢNG TÂY
VÂN NAM
TÂY AN
29 - 12 /1911
LƯỢC ĐỒ
CUỘC CÁCH
MẠNG TÂN HỢI
(1911)
NƠI CÁCH
MẠNG LAN RỘNG
THANH ĐẢO
THƯỢNG HẢI
BẮC KINH
10 -10 /1911
QUẢNG TÂY
VÂN NAM
TÂY AN
NGOẠI MÔNG
Nội Mông
NƠI CÁCH
MẠNG BÙNG NỔ
THANH ĐẢO
NAM KINH
THƯỢNG HẢI
VŨ XƯƠNG
BẮC KINH
PHẠM VI CÁCH
MẠNG LAN RỘNG
NƠI CHÍNH QUYỀN NHÀ
THANH CÒN TỒN TẠI
10 -10 /1911
QUẢNG ĐÔNG
QUẢNG TÂY
VÂN NAM
TÂY AN
29 - 12 / 1911
LƯỢC ĐỒ
CUỘC CÁCH
MẠNG TÂN HỢI
(1911)
NƠI CÁCH
MẠNG LAN RỘNG
Nội Mông
CÁC TỈNH TUYÊN
BỐ ĐỘC LẬP
Viên Thế Khải (1859 - 1916), tự là Uy Đình hiệu là Dung Am là một đại thần cuối thời nhà Thanh và là Tổng Thống thứ hai của Trung Hoa dân quốc
Tính chất không triệt để của Cách mạng Tân Hợi

“Tiếng là bọn cách mạng đã vào huyện, nhưng cũng chẳng có gì thay đổi khác trước. Quan huyện vẫn là quan huyện cũ, chẳng qua bây giờ gọi là quan gì gì ấy, mà cụ cử cũng làm quan gì gì ấy…Những chức tước ở làng chả ai hiểu gì hết. Còn ông lãnh binh vẫn là ông lãnh bình ngày trước…
Bao nhiêu hoài bão, bao nhiêu hi vọng, bao nhiêu chí hướng và tiên đề thế là đi đời nhà ma”
Lỗ tấn, Gào thét, NXB Văn hóa 1961, trang 140 141
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Nối ô ở cột bên trái (các nước đế quốc) với với ô ở cột bên phải (vùng bị chiếm) để có kết quả đúng
Anh
Đức
Pháp
Nhật, Nga
vùng Vân Nam
tỉnh Sơn Đông
châu thổ sông Dương Tử
vùng Đông Bắc
Hoàn thành sơ đồ tư duy về cách mạng Tân Hợi năm 1911
+ Nắm lại các nội dung chính của bài học.
+ Chuẩn bị bài 25: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Giải thích vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
- Trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX .
Hướng dẫn về nhà
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô về dự giờ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Anh Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)