Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Chia sẻ bởi Khổng minh hoàng | Ngày 24/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

BÀI 10: TRUNG QUỐC GIỮA THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX
III.Cách mạng Tân Hợi(1911)
Lớp:8/4
Bạn Nguyễn Minh Long, Phan Minh Đạt
Tiểu sử tôn trung sơn
Tôn Trung Sơn(1886-1925)  là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911  lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa Dân Quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là "Quốc phụ Trung Hoa".
Ông sinh ra trong một gia đình nghèo khó ,có đông anh em.
Năm 13 tuổi, ông đến Honolulu (Hawai). Sau đó, ông tiếp tục học tập ở Hương Cảng rồi học Y khoa ở Quảng Châu. Ông biết nhiều ngoại ngữ và đi nhiều nước ở châu Âu và châu Á. Hai phần ba cuộc đời ông sống ở nước ngoài, có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng Tây Âu một cách có hệ thống.
Đứng trước nguy cơ dân tộc ngày càng trầm trọng, ông nhìn thấy rõ sự thối nát của triều đình phong kiến Mãn Thanh, sớm nảy nở tư tưởng lật đổ triều Thanh, xây dựng một xã hội mới.
Đồng Minh Hội
Tháng 11 - 1894, tại Hawai, ông đã sáng lập tổ chức cách mạng đầu tiên là Hưng Trung Hội.
Trong nước, các tổ chức cách mạng lần lượt ra đời: Hoa Hưng Hội, Quang Phục Hội...
Ngày 18 - 9 - 1905, đại hội chính thức thành lập TRung Quốc đồng minh hội được tổ chức ở Tô-ki-ô trên cơ sở sự thống nhất của 3 tổ chức: Hưng Trung Hội, Quang Phục Hội, Hoa Hưng Hội, các đại biểu nhất trí thông qua cương lĩnh cách mạng của Tôn Trung Sơn.
Học thuyết của Tôn Trung Sơn gọi là học thuyết Tam dân: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.

Cương lĩnh cách mạng nhằm mục tiêu: đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, thực hiện bình quân địa quyền, nêu lên 3 nhiệm vụ: lật đổ triều đại Mãn Thanh, thành lập nước Cộng hòa Trung Hoa Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
Đó là đường lối cách mạng dân chủ tư sản được tiến hành trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, đã đáp ứng nguyện vọng của quần chúng nhân dân, được nhân dân ủng hộ nên Trung Quốc Đồng minh Hội đã nhanh chóng phát triển cơ sở ở trong và ngoài nước.
Từ 1905 đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam nhưng không thành công. 
DIỄN BIẾN CÁCH MẠNG TÂN HỢI

Nguyên nhân: Phẫn uất vì thất bại nhục nhã sau các cuộc Chiến tranh Thuốc phiện (1840 - 1842 và 1857 - 1860), Chiến tranh Thanh - Nhật (1894 - 1895), và nhất là việc liên quân tám nước kéo vào cướp phá Bắc Kinh (1900), mà nhân dân Trung Quốc muốn cải cách thể chế chính trị hoặc phế bỏ nhà Thanh.
Nhà Thanh vừa hèn yếu thối nát, vừa ngăn trở đất nước phát triển theo đường lối tư bản.
Diễn biến:
- Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi.
Tức ngay khi làm chủ được Vũ Xương, các thủ lĩnh cách mạng họp thảo luận việc lập chính phủ mới đã quyết định đổi quốc hiệu nước là Trung Hoa Dân quốc. Đồng thời kêu gọi toàn quân và toàn dân đánh đổ chính phủ Mãn Thanh, Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Vũ Xương, các tỉnh khác lần lượt giành lấy chính quyền, hoặc tuyên bố độc lập. Như vậy, quân cách mạng trong một thời gian ngắn đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm tan rã đế quốc Mãn Thanh rộng lớn. Nhưng về phía cách mạng, một đặc điểm nổi bật lúc bấy giờ là chính quyền Dân quốc ở nhiều địa phương đều bị phái lập hiến nắm giữ, vì họ mạnh hơn [10].
Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm tổng thống lâm thời.

Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng dân chủ cộng hòa.
Ý nghĩa lịch sử:là 1 cuộc cách mạng tư sản, lật đổ chế đỗ quân chủ chuyên chế, chế độ cộng hòa ra đời, tao điều kiện cho sự phát triển của CNTB của TQ, ảnh hưởng đáng kể tới các phong trào đấu tranh giành độc lập của 1 số nước châu Á.
Hạn chế:Hạn chế: Cương lĩnh chưa nêu cao ý thức dân tộc, chống đế quốc là kẻ thù chính của nhân dâ Trung Quốc, chĩa mũi nhọn vào cuộc đấu tranh chống tập đoàn phong kiến Mãn Thanh, đánh bại toàn bộ giai cấp địa chủ phong kiến, chưa nhìn thấy lực lượng nòng cốt là giai cấp nông dân.
Cảm ơn các bạn đã
Lắng nghe phần
Trình bày
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khổng minh hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)