Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Út | Ngày 10/05/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) thuộc Lịch sử 10

Nội dung tài liệu:

,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI
Bài 10
THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU
(Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV)
I- Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
Hoàn cảnh

- Từ thế kỉ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, xã hội rối ren.
- Đến cuối thế kỉ V người Giéc man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm Rô ma.
- Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.
Sự xâm lược của các tộc người Giéc –man vào đế quốc Rô –ma
- Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô- Xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt...
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô ma,, chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
+ Tự xưng vua và phong các tước vị cho tướng lĩnh ( bá tước, nam tước, ...)
+ Tiếp thu Ki tô giáo.
+ Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa.Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành.
Sự hình thành
Lược đồ các quôc gia phong kiến Tây Âu

II- Lãnh địa phong kiến
Khái niệm:
- Lãnh địa là một khu đất rộng : có ruộng đất để trồng trọt, đồng cỏ, rừng, sông, ao hồ. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại, xóm làng của nhân dân... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.
Lâu đài của lãnh chúa
Lãnh địa của lãnh chúa
Nông nô làm việc trong lãnh địa
Mô  hình một lãnh địa phong kiến
Đặc điểm

Là một đơn vị kinh tế đóng kín, tự cấp, tự túc.
+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô, bị cột chặt vào lãnh chúa
+ Ngoài ra nông nô còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, rèn vũ khí, sản xuất công cụ cho lãnh chúa
+ Lãnh chúa và nông nô không phải trao đổi hàng hóa với bên ngoài ( trừ sắt, muối, tơ lụa, đồ trang sức )
+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị , độc lạp, lãnh chúa nắm toànn bộ quyền hành, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá tiền tệ riêng... Mỗi lãnh địa như là một pháo đài bất khả xâm phạm.
+ Các lãnh chúa còn có quyền " miễn trừ ", vua không can thiệpvào lãnh địa của lãnh chúa.
Quan hệ
+ Đời sống lãnh chúa :
Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa; sung sướng, thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.
Đối với nông nô : bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn.
+ Đời sống nông nô:
Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô thuế nặng nề ( thuế ruộng, thuế thân, ... ), có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc riêng, nhưng phải sống trong túp lều bẩn thủi.
Nông nô là nổi dậy, đấu tranh: đốt kho tàng, bỏ trốn, khởi nghĩa như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358, Oát Tay lơ ở Anh năm 1381 ...
III- Thành thị trung đại Tây Âu
 Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Nguyên nhân:
+ Sản xuất phát triển, xuất hiện nền kinh tế sản xuất hàng hóa, thủ công nghiệp chuyên môn hoá mạnh mẽ, nông nô bỏ lãnh địa.
+ Cư dân thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân, họ thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sau trở thành thành thị, phường hội và thương hội phát triển, tổ chức theo nghành nghề, giữ được độc quyền sản xuất, đặc ra những quy định riêng gọi là phường quy, thương nhân thu mua hàng hóa, tiêu thụ, tổ chức các hội chợ thương mại. Họ còn bị các lãnh chúa sách nhiễu.
Hội chợ ở Đức.
Cảnh sinh hoạt trong thành thị phương Tây.
 Vai trò:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá đơn phát triển., hình thành thị trường thống nhất.
+ Tạo ra không khí dân chủ tự do , bắt đầu hình thành các trường đại học như Bô lô nha ( Ý ). O- xphớt (Anh), Xooc – bon ( Pháp)...
+ Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.
Xin chào và hẹn gặp lại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Út
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)