Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
Chia sẻ bởi Nguyễn Dung |
Ngày 10/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) thuộc Lịch sử 10
Nội dung tài liệu:
Bài giảng: THỜI KÌ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)
NỘI DUNG BÀI HỌC
1) Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
2) Xã hội phong kiến Tây Âu
3) Sự xuất hiện các thành thị trung đại
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia phong kiến Tây Âu
Biết được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội, hiểu được thế nào là lãnh địa và đời sống kinh tế, chính trị trong các lãnh địa
Trình bày được nguyên nhân, hoạt động và vai trò của các thành thị
1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
Thế kỉ III, đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
Đến cuối thế kỉ V, đế quốc Tô-ma bị người Giéc-man tấn công. Năm 476, chế độ chiếm nô kết thúc.
Người Giéc-man
1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
Những việc làm của người Giéc-man:
Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới
Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau
Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy, tiếp thu Ki-tô giáo
Người Giéc-man
Các giai cấp mới được hình thành: lãnh chúa phong kiến và nông nô
Tây Âu bước vào thời kì phong kiến
1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu
Sự xâm lấn của người Giéc-man đã đưa đến sự ra đời của hàng loạt các quốc gia phong kiến Tây Âu
2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Giữa thế kỉ IX, các lãnh địa phong kiến ra đời, đây là đơn vị kinh tế - chính trị độc lập
Lãnh địa phong kiến
Lâu đài của lãnh chúa
Đất khẩu phần
2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Các giai cấp trong xã hội:
Nông nô: là người sản xuất chính trong lãnh địa lệ thuộc vào lãnh chúa
Nông nô làm đủ việc trong các lãnh địa
2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Các giai cấp trong xã hội:
Lãnh chúa: sống sa hoa, nhàn rỗi, bóc lột tô thuế của nông nô
Lãnh chúa luyện tập cung kiếm
Lãnh chúa đi săn
2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Kinh tế trong các lãnh địa: đóng kín, tự cung, tự cấp.
Tất cả các mặt hàng dùng trong lãnh địa đều do nông nô sản xuất ra, họ chỉ nhập về muối và sắt → khép kín, tự cung, tự cấp.
2. Xã hội phong kiến Tây Âu
Chính trị: mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập, có quân đội, tòa án, luật pháp … riêng.
Mỗi lãnh chúa như một ông vua con, lãnh địa có quân đội, luật pháp, tiền tệ, chế độ đo lường… riêng → đơn vị chính trị độc lập.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Nguyên nhân ra đời thành thị:
+ Sản xuất phát triển, Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.
+ Thị trường buôn bán tự do.
+ Trong thủ công nghiệp có sự chuyên môn hóa.
- Thợ thủ công đã tìm đến những nơi đông người qua lại như ngã ba, ngã tư đường, bến sông … để lập xưởng sản xuất, buôn bán và hình thành thành thị.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Hoạt động của thành thị:
+ Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Hoạt động của thành thị:
+ Ngành kinh tế chính: thủ công nghiệp và thương nghiệp, hàng năm có tổ chức hội chợ.
Chợ Sam-pa-nhơ (Pháp)
Hội chợ ở Đức
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại
Vai trò của thành thị:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển.
+ Góp phần xóa bỏ chế dộ phong kiến phân quyền, mang lại không khí tự do cho xã hội Tây Âu
Cảng Ham Bourg (Đức) thế kỉ XV
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)