Bài 10. Thầy bói xem voi

Chia sẻ bởi Kim Lan | Ngày 21/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Thầy bói xem voi thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi?
Thái độ của các thầy khi phán voi như thế nào?
Cách xem voi của 5 thầy là dùng tay sờ vòi ( vì mắt các thầy đều mù). Mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của voi ( vòi, ngà, tai, chân, đuôi), sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế ( như con đỉa, như cái đòn càn, như cái quạt, như cái cột nhà, như cái chổi sể cùn), tưởng đó là toàn bộ con voi.

Truyện có 5 nhân vật chính là năm thầy bói mù. Tất cả đều chưa biết gì về voi. Nhân buổi ế hàng, nghe nói có voi đi qua, bèn chung tiền biểu người voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Chi tiết cả năm thầy đều dùng hình thức ví von và từ láy để đặc tả hình thù con voi( sun sun như con đỉa, chần chẫn như cái đòn càn, bè bè như cái quạt thóc…) làm cho câu chuyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm cái sai lầm về cách xem voi, phán về voi của các thầy.

Thái độ các thầy khi phán voi:
Cả năm thầy đều phán sai về voi nhưng ai cũng khẳng định chỉ có mình là đúng và phủ nhận ý kiến người khác. Đó là thái độ chủ quan sai lầm.
Cái sai nọ dẫn đến cái sai kia. Cả năm thầy không ai chịu ai, thành ra xô xát. Ở đây, truyện có sử dụng biện pháp phóng đại để tô đậm cái sai lầm về lí sự cũng như thái độ của các thầy bói xem voi.
Năm thầy bói đều đã được sờ voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận của voi nhưng không thầy nào nói đúng về con vật này. Sai lầm của họ ở chỗ nào?

Sai lầm của các thầy là mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của voi mà đã tưởng, đã phán đó là toàn bộ con voi. Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện: dùng bộ phận để nói toàn thể, trong khi ở trường hợp này cái bộ phận không thể nói thay cho cái toàn thể.
Truyện không nhằm nói cái mù thể chất (đây chỉ là chi tiết cần của tình huống truyện), mà muốn nói đến cái mù về nhận thức và cái mù về phương pháp nhận thức của các thầy bói.
Truyện chế giễu luôn cả các thầy bói và nghề bói. Tiếng cười phê phán tự nhiên, nhẹ nhàng nhưng cũng rất sâu sắc.
Truyện Thầy bói xem voi cho ta bài học gì?
Những bài học rút ra từ truyện:
Sự vật, hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ mới biết một mặt, một khía cạnh mà đã cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. Muốn kết luận đúng về sự vật phải xem xét nó một cách toàn diện. Có thế mới tránh được những sai lầm của các thầy bói xem voi.
Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó (ở truyện này thì không thể xem voi bằng cách sờ voi) và phù hợp với mục đích xem xét ( ví như: năm thầy bói xem voi là để biết hình thù con voi thế nào, chứ không phải hình thù của từng bộ phận)
Những điểm trên là các bài học về cách tìm hiểu sự vật, hiện tượng mà chúng ta luôn phải chú ý trong học tập cũng như trong đời sống. Không phải ngẫu nhiên Thầy bói xem voi- tên gọi của truyện này- cũng là một thành ngữ, được phổ biến rất rộng trong dân gian, thời xưa cũng như thời nay.
Ghi nhớ
Từ câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của 5 ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, hiện tượng phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Thành ngữ Thầy bói xem voi.

Luyện tập
Kể một số ví dụ của em ( hoặc bạn em) về những trường hợp em hoặc bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm, theo kiểu thầy bói xem voi và hậu quả những đánh giá sai lầm này?

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Kim Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)