Bài 10. Thầy bói xem voi
Chia sẻ bởi Dương Văn Cư |
Ngày 21/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Thầy bói xem voi thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Ngữ văn 6
Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt truyện “Ếch ngồi đáy giếng”
- Câu truyện có ý nghĩa gì ?
Trả lời:
- Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dềnh lên, đưa ếch ra ngoài, nó đi lại nghênh ngang không để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
- Ý nghĩa:
Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
Bài mới
TIẾT 40.
THẦY BÓI XEM VOI
(Truỵên ngụ ngôn)
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản:
2. Chú thích:
Phàn nàn: Thái độ không vui vì không hài lòng, biểu thị bằng lời nói.
Hình thù: Hình dáng.
Quản voi: Người trông nom điều khiển voi (còn gọi là quản tượng).
3. Bố cục:
Văn bản này có thể chia làm mấy đoạn?
- 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “sờ đuôi” => Các thầy bói xem voi.
Đoạn 2: Tiếp đến “cái chổi sể cùn” => Các thầy bói phán về voi.
Đoạn 3: Còn lại. => Hậu quả của việc xem và phán về voi.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Các thầy bói xem voi:
? Các thầy bói đều có đặc điểm chung gì ?
*Đặc điểm chung của các thầy bói:
- Bị mù.
- Chưa biết gì về voi.
Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào ?
* Hoàn cảnh xem voi: Nhân buổi ế hàng nghe nói có voi đi qua nên chung tiền biếu người quản voi để cùng xem.
Cách xem voi của các thầy bói như thế nào ?
*Cách xem voi:
- Sờ ngà.
- sờ vòi.
- sờ tai .
- Sờ chân .
- sờ đuôi.
=> Dùng tay sờ, mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi.
2. Các thầy bói phán về con voi:
? Các thầy bói phán về voi như thế nào ?
* Con voi:
- Sun sun như con đỉa
- Chần chẫn như cái đòn càn.
- Bè bè như cái quạt thóc.
- Sừng sững như cái cột đình.
- Tun tủn như cái chổi sể cùn.
? Các thầy phán về voi có điều gì giống nhau ?
Mỗi thầy có cảm giác riêng, nhận xét riêng. Nhưng cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện: dùng bộ phận để nói toàn thể.
? Nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả dân gian khi kể 5 thầy bói xem voi? Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó ?
Từ láy, so sánh.
Tác dụng: Qua các từ láy và phép so sánh để đặc tả hình thù con voi làm cho câu chuyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm cái sai lầm về cách xem voi và phán về voi của các thầy bói.
? Thái độ của các thầy bói như thế nào?
- Thái độ:
+ Phủ nhận người khác, khẳng định mình đúng; “Không phải, đâu có, ai bảo? Không đúng! Tưởng thế nào, hoá ra …” => Thái độ chủ quan, sai lầm.
3, Hậu quả của việc xem voi.
các thầy bói đã hành động và hậu quả cuối cùng ra sao?
- Hậu quả: không ai chịu ai dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
Trong dân gian có câu:
“Trăm nghe không bằng một thấy
Trăm thấy không bằng một sờ”
? Tại sao 5 thầy sờ tận tay mà vẫn không nói đúng về con voi. Vậy sai lầm của họ ở chỗ nào?
- Sai lầm:
+ Mỗi người chỉ biết được một bộ phận của con voi mà phán đó là con voi => Phiến diện, dùng bộ phận để nói toàn thể
Truyện không nhằm nói cái mù thể chất mà muốn nói đến cái mù về nhận thức và cái mù về phương pháp nhận thức của các thầy bói.
=> Truyện chế giễu 5 ông thầy bói và nghề bói. Tiếng cười nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
4. Bài học:
? Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì ?
- Mỗi sự vật hiện tượng bao giờ cũng có nhiều mặt, nhiều phương diện khác nhau.Nếu chỉ biết một mặt mà cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ rơi vào sai lầm.
- Muốn có kết luận đúng về đối tượng thì phải xem xét kỹ lưỡng từng bộ phận, từng khía cạnh của đối tượng đó.
- Muốn xem xét được đầy đủ thì phải không ngừng học tập, trau dồi nhận thức và có phương pháp nhận thức đúng.
III-Tổng kết: ghi nhớ SGK/ 103
III-TỔNG KẾT:
Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện” thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
-Thành ngữ” Thầy bói xem voi”.
THẢO LUẬN.
Điểm chung của những bài học trong hai truyện” ếch ngồi đáy giếng” , “ thầy bói xem voi”là:
Đều nêu ra bài học nhận thức( tìm hiểu và đánh giá sự vật, hiện tượng) , nhắc người ta không được chủ quantrong việc nhìn nhận sự vật xung quanh.
Luyện tập:
Bài 1: Vì sao chẳng thầy nào chịu nghe thầy nào?
A. Đều bảo thủ và quá tự tin.
B. Đều cho rằng chỉ mình đúng vì đã sờ tận tay.
C. Đều cho rằng những người khác đều sai.
D. Cả ba lí do trên.
Bài 2: Việc các thầy không chịu nhịn nhau, dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu nói lên điều gì?
A. Tính bảo thủ quá đáng của các thầy.
B. Tính hung hăng, quyết liệt vô lối của các thầy.
C. Tính tự tin mù quáng của các thầy.
D. Từ sai lầm nhỏ nếu không nhận ra dễ dẫn đến sai lầm lớn hơn.
D
C
Bài 3:
Kể một ví dụ của em hoặc của các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định , đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu” Thầy bói xem voi”và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
DẶN DÒ.
Học bài, ghi nhớ SGK
Kể diễn cảm truyện
Chuẩn bị “ DANH TỪ” ( TT)
+ Phân biệt danh từ riêng và danh từ chung.
+ Quy tắc viết hoc danh từ.
Kiểm tra bài cũ:
- Tóm tắt truyện “Ếch ngồi đáy giếng”
- Câu truyện có ý nghĩa gì ?
Trả lời:
- Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dềnh lên, đưa ếch ra ngoài, nó đi lại nghênh ngang không để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
- Ý nghĩa:
Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
Bài mới
TIẾT 40.
THẦY BÓI XEM VOI
(Truỵên ngụ ngôn)
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc văn bản:
2. Chú thích:
Phàn nàn: Thái độ không vui vì không hài lòng, biểu thị bằng lời nói.
Hình thù: Hình dáng.
Quản voi: Người trông nom điều khiển voi (còn gọi là quản tượng).
3. Bố cục:
Văn bản này có thể chia làm mấy đoạn?
- 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “sờ đuôi” => Các thầy bói xem voi.
Đoạn 2: Tiếp đến “cái chổi sể cùn” => Các thầy bói phán về voi.
Đoạn 3: Còn lại. => Hậu quả của việc xem và phán về voi.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Các thầy bói xem voi:
? Các thầy bói đều có đặc điểm chung gì ?
*Đặc điểm chung của các thầy bói:
- Bị mù.
- Chưa biết gì về voi.
Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào ?
* Hoàn cảnh xem voi: Nhân buổi ế hàng nghe nói có voi đi qua nên chung tiền biếu người quản voi để cùng xem.
Cách xem voi của các thầy bói như thế nào ?
*Cách xem voi:
- Sờ ngà.
- sờ vòi.
- sờ tai .
- Sờ chân .
- sờ đuôi.
=> Dùng tay sờ, mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi.
2. Các thầy bói phán về con voi:
? Các thầy bói phán về voi như thế nào ?
* Con voi:
- Sun sun như con đỉa
- Chần chẫn như cái đòn càn.
- Bè bè như cái quạt thóc.
- Sừng sững như cái cột đình.
- Tun tủn như cái chổi sể cùn.
? Các thầy phán về voi có điều gì giống nhau ?
Mỗi thầy có cảm giác riêng, nhận xét riêng. Nhưng cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện: dùng bộ phận để nói toàn thể.
? Nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả dân gian khi kể 5 thầy bói xem voi? Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó ?
Từ láy, so sánh.
Tác dụng: Qua các từ láy và phép so sánh để đặc tả hình thù con voi làm cho câu chuyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm cái sai lầm về cách xem voi và phán về voi của các thầy bói.
? Thái độ của các thầy bói như thế nào?
- Thái độ:
+ Phủ nhận người khác, khẳng định mình đúng; “Không phải, đâu có, ai bảo? Không đúng! Tưởng thế nào, hoá ra …” => Thái độ chủ quan, sai lầm.
3, Hậu quả của việc xem voi.
các thầy bói đã hành động và hậu quả cuối cùng ra sao?
- Hậu quả: không ai chịu ai dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
Trong dân gian có câu:
“Trăm nghe không bằng một thấy
Trăm thấy không bằng một sờ”
? Tại sao 5 thầy sờ tận tay mà vẫn không nói đúng về con voi. Vậy sai lầm của họ ở chỗ nào?
- Sai lầm:
+ Mỗi người chỉ biết được một bộ phận của con voi mà phán đó là con voi => Phiến diện, dùng bộ phận để nói toàn thể
Truyện không nhằm nói cái mù thể chất mà muốn nói đến cái mù về nhận thức và cái mù về phương pháp nhận thức của các thầy bói.
=> Truyện chế giễu 5 ông thầy bói và nghề bói. Tiếng cười nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
4. Bài học:
? Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì ?
- Mỗi sự vật hiện tượng bao giờ cũng có nhiều mặt, nhiều phương diện khác nhau.Nếu chỉ biết một mặt mà cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ rơi vào sai lầm.
- Muốn có kết luận đúng về đối tượng thì phải xem xét kỹ lưỡng từng bộ phận, từng khía cạnh của đối tượng đó.
- Muốn xem xét được đầy đủ thì phải không ngừng học tập, trau dồi nhận thức và có phương pháp nhận thức đúng.
III-Tổng kết: ghi nhớ SGK/ 103
III-TỔNG KẾT:
Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện” thầy bói xem voi” khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
-Thành ngữ” Thầy bói xem voi”.
THẢO LUẬN.
Điểm chung của những bài học trong hai truyện” ếch ngồi đáy giếng” , “ thầy bói xem voi”là:
Đều nêu ra bài học nhận thức( tìm hiểu và đánh giá sự vật, hiện tượng) , nhắc người ta không được chủ quantrong việc nhìn nhận sự vật xung quanh.
Luyện tập:
Bài 1: Vì sao chẳng thầy nào chịu nghe thầy nào?
A. Đều bảo thủ và quá tự tin.
B. Đều cho rằng chỉ mình đúng vì đã sờ tận tay.
C. Đều cho rằng những người khác đều sai.
D. Cả ba lí do trên.
Bài 2: Việc các thầy không chịu nhịn nhau, dẫn đến xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu nói lên điều gì?
A. Tính bảo thủ quá đáng của các thầy.
B. Tính hung hăng, quyết liệt vô lối của các thầy.
C. Tính tự tin mù quáng của các thầy.
D. Từ sai lầm nhỏ nếu không nhận ra dễ dẫn đến sai lầm lớn hơn.
D
C
Bài 3:
Kể một ví dụ của em hoặc của các bạn về những trường hợp mà em hoặc các bạn đã nhận định , đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu” Thầy bói xem voi”và hậu quả của những đánh giá sai lầm này.
DẶN DÒ.
Học bài, ghi nhớ SGK
Kể diễn cảm truyện
Chuẩn bị “ DANH TỪ” ( TT)
+ Phân biệt danh từ riêng và danh từ chung.
+ Quy tắc viết hoc danh từ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Văn Cư
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)