Bài 10. Thầy bói xem voi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Kim Thư | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Thầy bói xem voi thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

trường Thcs kim chung
Hà nội -2008
chào mừng các thầy cô giáo về dự tiết học
Ngữ văn
Tiết 40
Ngữ văn: Thầy bói xem voi
(Truyện ngụ ngôn)
GV: Nguyễn Thị Kim Thư.
I. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc và chú thích.
2. Thể loại: Truyện ngụ ngôn
Truyện được chia bố cục như thế nào?
3. Bố cục: 3 phần
a, Mở truyện: Giới thiệu các thầy bói xem voi
b, Thân truyện: Các thầy bói phán về voi.
c, Kết truyện: Hậu quả của việc xem và phán
về voi của các thầy bói.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Mở truyện: Giới thiệu các thầy bói xem voi.
a) Hoàn cảnh :
Các thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào?
+ Buổi ế hàng.
+ Các thầy ngồi chuyện gẫu với nhau
Các thầy bói có điểm gì chung giống nhau?
b, Đặc điểm chung của các thầy.
+ Bị mù mắt.
+ Các thầy chưa biết gì về con voi.
Các thầy xem voi bằng cách nào?
c, Cách xem voi
Sờ
ngà voi
vòi voi
tai voi
chân voi
đuôi voi
Các thầy xem bằng tay.
Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi.
Cách xem voi của các thầy
có gì khác thường?
Qua việc xem voi của các thầy bói, nhân dân ta muốn th? hi?n thái độ gì?
Nhân dân ta giễu cợt, phê phán người làm nghề thầy bói.
2. Thân truyện: Các thầy bói phán về voi
Các thầy bói đã phán về voi như thế nào?
Con voi
sun sun như con đỉa
chần chẫn như đòn càn
bè bè như quạt thóc
sừng sững như cột đình
tun tủn như chổi sể
Đâu có! Nó to bè bè
y như chiếc quạt đây này,
làm sao giống như đòn càn được!
Con có nhận xét gì về từ ngữ, biện pháp nghệ thuật khi các thầy miêu tả về voi?
Dùng một loạt từ láy: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn.
Phép so sánh: từ "như".
Tác dụng của việc dùng từ láy
và phép so sánh đó?
Diễn tả nổi bật hình thù con voi mà các
thầy đã sờ được.
Thái độ của mỗi thầy khi phán về voi như thế nào? Qua từ ngữ nào mà con biết được điều đó?
Thái độ của mỗi thầy: rất quả quyết:
+Tưởng: .. thế nào, hoá ra...
+ Không phải...
+ Đâu có..
+ Ai bảo...
+ Không đúng cả..
- Các thầy đã nhận thức về hình thù con voi đã đúng. Nhưng chỉ đúng ở một bộ phận của voi. - Đó chưa phải là toàn bộ con voi.
Vậy các thầy bói nhận thức về
con voi đã đúng chưa?
đúng ở điểm nào?
Chưa đúng ở điểm nào?
Vậy con hãy chỉ ra cái sai lầm
của các thầy bói khi phán về voi?
Các thầy bói chỉ biết một bộ phận của con voi mà đã kết luận đó là toàn bộ con voi.
3. Kết truyện: Hậu quả của việc xem và phán về voi.
Không ai chịu ai
Các thầy bói đã đánh nhau để bảo vệ ý kiến của mình.

Vì sao xẩy ra xô xát giữa các thầy bói?
Thảo luận nhóm
Vậy bài học rút ra từ câu chuyện này là gì?
4. Bài học rút ra:
Cần phải kết hợp nhiều giác quan khi xem xét sự vật
Cần phải có phương pháp xem xét sự vật một cách toàn diện.
Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, kết hợp với ý kiến của mình.
III. Ghi nhớ:

Câu chuyện chế giễu cách xem voi và phán về voi của năm ông thầy bói.
Truyện " Thầy bói xem voi" khuyên người ta muốn hiểu biết sự vật, sự việc, phải xem xét chúng một cách toàn diện.
IV. Luyện tập
Con kể ví dụ về sự đánh giá, nhận xét sai lầm theo kiểu " Thầy bói xem voi"?
Ví dụ: Cuộc trò chuyện giữa các bạn Nam, Đông, Bắc- 3 học sinh THCS Kim Chung.
- Nam: Này! Các cậu có biết công viên Đầm Sen ở thành phố Hồ Chí Minh như thế nào không?
- Đông: Cũng chỉ gần bằng công viên Thủ lệ ở Hà Nội thôi!
Bắc: Theo mình, nó chỉ bằng một nửa công viên nước Hồ Tây.
- Nam: Các cậu đã đến tận nơi chưa? thăm trong bao lâu?
- Đông: Mình đã đến hồi hè năm ngoái, trong một buổi sáng và chơi suốt ở khu vườn thú.
- Bắc: Mình vừa đi thăm hè vừa rồi mà, mình thấy khu thuỷ cung đẹp quá trời!
- Nam: Thế mà dám so sánh liều, các cậu thật là " Thầy bói xem voi"
Giờ học kết thúc
Trân trọng cảm ơn và chúc sức khoẻ
các thầy, cô giáo
cùng toàn thể các em học sinh

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)