Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Lê Thị Phương Uyên | Ngày 10/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo) thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 10. TẾ NÀO NHÂN THỰC -
MÀNG SINH CHẤT
NHÓM 7:
Lê Anh Thư – Nguyễn Thu Trúc
Đỗ Vinh Hiển – Trương Đặng Khánh Uyên
Lê Kim Tuyền – Lê Thị Phương Uyên
1.Thành phần hóa học
Gồm Lipit, prôtêin, cacbonhidrat.
Mô tả các thành phần của màng sinh chất:
Photpholipit (2 lớp).
Prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng.
Ngoài ra còn có côlestêrôn, cacbonhidrat,glycôprôtêin,glycôlipit, khung xương tế bào, các sợi của nền ngoại bào.

A.CẤU TRÚC CỦA MÀNG SINH CHẤT
2. Mô hình cấu trúc màng sinh chất
Màng sinh chất có tính mềm dẻo và tính ổn định.
Các phân tử prôtêin xen kẽ với các phân tử photpholipit và gắn với các phân tử cacbonhidrat.


Phần đầu tròn là đầu ưa nước (có chứa nhóm photphat), phần đuôi hướng vào trong là đuôi kị nước ( chứa axit béo). Do nó gồm 2 lớp nên được gọi là lớp kép photpholipit.

- Mô hình cấu trúc của màng sinh chất là mô hình khảm động.
- Bằng thí nghiệm lai tế bào của chuột với tế bào ở người. Tế bào
chuột có các prôtêin trên màng đặc trưng có thể phân biệt được
với các prôtêin trên màng sinh chất của tế bào người. Sau khi lai
tạo, người ta thấy các phân tử prôtêin của tế bào chuột và tế bào
người nằm xen kẽ nhau.


Mô hình khảm động của tế bào được thể hiện như sau:
Thể khảm : thể hiện ở sự phân bố rải rác các phân tử prôtêin trong khung, xuyên qua khung, nằm ở rìa trong hay rìa ngoài khung photpholipit.
Tính động :Cấu trúc của các phân tử photpholipit kép,có đầu ưa nước quay ra ngoài, đầu kỵ nước quay vào trong, giúp chúng có thể tự quay, dịch chuyển ngang hay dịch chuyển trên dướiMàng sinh chất dễ dàng biến đổi hình dạng để thực hiện nhiều chức năng như ẩm bào, thực bào, xuất bào…
B. CHỨC NĂNG CỦA MÀNG SINH CHẤT
Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc Màng sinh chất có tính bán thấm.
Thu nhận thông tin.
Giúp tế bào nhận biết nhau và nhận biết các tế bào lạ (nhờ glicôprôtêin).
Cảm ơn quí thầy cô và các bạn đã theo dõi!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Phương Uyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)