Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Võo Quoác Phong | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo) thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT THANH BÌNH
Tổ Sinh
Chào mừng các thầy cô giáo và các em học sinh
KIỂM TRA BÀI CŨ
CÂU HỎI
CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG CỦA TI THỂ VÀ LỤC LẠP?
Bài 10
TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo)
IX – KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO
 Quan sát cấu tạo khung xương tế bào, đọc nội dung SGK cho biết cấu trúc của khung xương tế bào?
 I.Cấu trúc: gồm hệ thống
vi ống , vi sợi và sợi trung
gian
 Quan sát cấu tạo khung xương tế bào, đọc nội dung SGK cho biết chức năng của khung xương tế bào?
2.Chức năng:
 Là giá đỡ cơ học cho tế bào, giữ cho tế bào động vật có hình dạng ổn định. Ngoài ra còn là nơi neo giữ các bào quan cùng một số tế bào và giúp tế bào di chuyển.
 Quan sát hình và nhận xét về sự sắp xếp của các phân tử: phôtpholipit, prôtêin, côlestêrôn, cacbohiđrat.
X. MÀNG SINH CHẤT
- Các phân tử prôtêin và một số loại phân tử khác nằm xen kẽ giữa các phân tử phôtpholipit giữa hai lớp màng.
- Cấu trúc như vậy được gọi là cấu trúc khảm.
 Em hãy cho biết thế nào là cấu trúc khảm?
- Cấu trúc khảm là lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin (trung bình cứ 15 phân tử phôtpholipit xếp liền nhau lại xen một phân tử prôtêin).
Em hãy cho biết thế nào là cấu trúc động?
Cấu trúc động là các phân tử phôtpholipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng
Prôtêin bám màng
Cấu trúc màng sinh chất

Dựa vào hình hãy cho biết màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào?

 Thành phần của màng sinh chất gồm:
+ Prôtêin màng: prôtêin bám màng, prôtêin xuyên màng. Prôtêin liên kết với cacbohiđrat hay lipit tạo thành glicôprôtêin hay lipoprotein
+ Lớp kép phôtpholipit quay đầu kị nước vào nhau.
+ Riêng tế bào người và động vật có thêm phân tử côlestêrôn làm tăng tính ổn định của màng


1. Cấu tạo

Dựa vào hình em hãy cho biết màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào?
Hãy quan sát hình và cho biết lớp kép phôtpholipit có đặc điểm gì?
- Hai lớp phôtpholipit luôn quay hai đuôi kị nước vào nhau, hai đầu ưa nước ra ngoài
- Phân tử phôtpholipit của hai lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển


Dựa vào kiến thức đã học trong bài 8, em hãy nêu đặc điểm của phân tử phôtpholipit ?
2. CHỨC NĂNG
XI - CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT.
1. Thành tế bào.


Tế bào thực vật
 Dựa vào hình vẽ nghiên cứu thông tin trong SGK em hãy cho biết:
- Thành tế bào có ở tế bào của những sinh vật nào?

-  Thành tế bào có ở tế bào thực vật, tế bào nấm.
-  Thành tế bào bao ngoài màng sinh chất.
- Vị trí của thành tế bào?
Thành phần hoá học của thành tế bào?

XI - CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT
1. Thành tế bào
Tế bào thực vật
-  Thành phần hoá học của thành tế bào:
+ Tế bào thực vật là xenlulôzơ
+ Tế bào nấm là kitin
( Ở một số tế bào động vật là glicôcalix)
- Trên thành tế bào có cầu sinh chất
XI - CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT

Nghiên cứu thông tin trong SGK và cho biết chức năng của thành tế bào?
 - Chức năng của thành tế bào:
+ Bảo vệ tế bào.
+ Xác định hình dạng của tế bào.
+ Liên kết các tế bào lại với nhau.
2. Chất nền ngoại bào
Chất nền ngoại bào có ở tế bào của những sinh vật nào? Vị trí của chất nền ngoại bào?

- Chất nền ngoại bào nằm ở bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật.
Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ những thành phần nào?

 - Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat)
 * Chức năng của chất nền ngoại bào?
+ Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định
+ Giúp tế bào thu nhận thông tin
CỦNG CỐ:
Hãy chú thích các thành phần cấu trúc của màng sinh chất trên sơ đồ
5
4
1
6
7
2
3
5
4
1
6
7
2
3
Prôtêin bám màng
2. Hoàn thành bảng sau bằng cách đánh dấu (x) vào cột tương ứng với ý câu lời đúng.
x
x
x
x
x
x
x
x
XI - CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT

Tế bào vi khuẩn
Tế bào thực vật
- Thành tế bào thực vật và thành tế bào vi khuẩn khác nhau như thế nào?
- Thành tế bào thực vật có thành phần hoá học là xenlulôzơ. Thành tế bào vi khuẩn có cấu trúc hoá học phức tạp hơn (điển hình là peptiđôglican)
Bài giảng đến đây là hết
Chân thành cảm ơn các thầy cô đã đến dự giờ cùng lớp. Mời các thầy cô và các em nghỉ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võo Quoác Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)