Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Trương Thị Xuân | Ngày 10/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo) thuộc Sinh học 10

Nội dung tài liệu:

TẾ BÀO NHÂN THỰC
(tiếp theo)
KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO
Khung xương tế bào là hệ thống gồm các vi ống, vi sợi và sợi trung gian.
Chức năng:
Là giá đỡ cơ học cho tế bào
Tạo cho tế bào ĐV có hình dạng xác định
Là nơi neo đậu của các bào quan
Giúp tế bào di chuyển
MÀNG SINH CHẤT ( MÀNG TẾ BÀO)
a/ Cấu trúc của màng sinh chất
b/ Chức năng của màng sinh chất
Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc (tính bán thấm): Lớp phôpholipit chỉ cho những phân tử không phân cực đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào.
Màng sinh chất còn có các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Ví dụ, màng sinh chất của tế bào thần kinh ở người có các thụ thể nhận tín hiệu là các chất dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào phía trước giải phóng ra, nhờ vậy xung thần kinh được truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác.
Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào. Nhờ vậy, các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác)
Vì sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có hiện tượng đào thải các cơ quan, mô của người cho?
Các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” nhờ các “dấu chuẩn” glicôprôtêin trên màng sinh chất.
X. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MSC
a/ Thành tế bào
Có ở: bên ngoài MSC tế bào TV và nấm
Ở TV: TTB cấu tạo bằng xenlulozơ
Ở nấm: TTB cấu tạo bằng kitin
Chức năng:
Quy định hình dạng của tế bào
Bảo vệ tế bào
b/ Chất nền ngoại bào
Có ở: tế bào người và tế bào ĐV
Có cấu tạo gồm:
Glicôprôtêin ( prôtêin lk với các cacbohiđrat)
Chất vô cơ
Chất hữu cơ
Chức năng:
Giúp các tế bào lk với nhau tạo nên các mô nhất định
Giúp tế bào thu nhận thông tin
Củng cố
bài học
1/ Màng sinh chất có cấu tạo
Gồm 2 lớp: Protein và lipit
Gồm 3 lớp: 2 lớp protein và 1 lớp lipit xen kẽ
Thành phần chính là phôtpholipit kép được xen kẽ bởi những phân tử protein
Các phân tử lipit xen kẽ đều đặn các phân tử protein


Thành phần chính là phôtpholipit kép được xen kẽ bởi những phân tử protein

2/ Chức năng của màng sinh chất
Trao đổi chất và thu nhận thông tin
Giúp các tế bào cùng cơ thể nhận biết nhau, nhận biết tế bào lạ
Trao đổi chất chọn lọc và thu nhận thông tin cho tế bào
a và b đều đúng
b và c đều đúng
b và c đều đúng
3/ Các phân tử phôtpholipit trong các màng sinh học sắp xếp thành?

Lớp đơn phôtpholipit
Lớp đôi phôtpholipit
Lớp đơn prôtêin
Lớp đôi prôtêin
Lớp đôi phôtpholipit
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Xuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)