Bài 10. Quan niệm về đạo đức

Chia sẻ bởi Lê Hằng | Ngày 26/04/2019 | 107

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Quan niệm về đạo đức thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

Ngày tháng năm 2017
Bài 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
* Tiết 19 - PPCT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là đạo đức.
- Phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục, tập quán.
- Hiểu được vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được hành vi vi phạm đạo đức với hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán.
3. Về thái độ:
- Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
II. TRỌNG TÂM
- Khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
III. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, kể chuyện, đàm thoại, trực quan.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh, ảnh, sơ đồ.
- Có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung chính của bài học

Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu tình huống:
- Bạn A giúp bạn B bằng cách đọc cho B chép bài của mình trong giờ kiểm tra 1 tiết. Hành vi của A có phải là hành vi đạo đức hay không?
- GV hỏi: Đạo đức là gì?
- GV ngoài việc phải làm cho HS thấy đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người, GV cần nhấn mạnh ba vấn đề:
Thứ nhất, đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực xã hội (không phải của cá nhân)
Thứ hai, tính tự giác (nếu không có tính tự giác hành vi mất đi tính đạo đức)
Thứ ba, hành vi phải phù hợp với những lợi ích chân chính của con người, phù hợp với yêu cầu, lợi ích của xã hội.
GV giảng:
Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng biến đổi theo. Mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng. Các nền đạo đức luôn bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị.
GV hỏi:
+ Em hãy lấy vài ví dụ về các chuẩn mực đạo đức mà em biết? (Trong xã hội phong kiến, trong xã hôi ta…)
GV giảng: Nền đạo đức mới ở nước ta là một nền đạo đức tiến bộ, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vừa kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hoá thế giới.
- GV đặt vấn đề:
Đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán đều là những phương thức điều chỉnh hành vi con người nhưng giữa chúng có những khác biệt cơ bản. Em hãy phân biệt và minh hoạ bằng các ví dụ?
- HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý.





Hoạt động 2: Cá nhân và cả lớp
- GV đặt các câu hỏi:
+ Vai trò của đạo đức đối với cá nhân?
+ Ở mỗi cá nhân, tài năng và đạo đức, cái nào cần được xem trọng hơn? Vì sao? Ví dụ minh hoạ.
GV giảng:
Mỗi cá nhân cần phát triển hài hoà hai mặt đạo đức và tài năng. Trong đó, đạo đức là cái gốc.
Bác Hồ nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”
- GV đặt các câu hỏi:
+ Vai trò của đạo đức đối với gia đình?



- GV hỏi: Theo em, hạnh phúc gia đình có được là nhờ có đạo đức hay tiền bạc, danh vọng? Vì sao? Dẫn chứng trong cuộc sống mà em biết.
+ Em hãy nêu thêm vài biểu hiện vi phạm các chuẩn mực đạo đức gia đình?
- GV hỏi: Vai trò của đạo đức đối với xã hội?
- GV có kể chuyện “Vạn Lý Trường Thành”
- GV có thể hỏi:
- Em hãy nhận định lỗi lầm thảm hại trong việc phòng vệ của Nhà Tần ?
- Tình trạng trẻ vị thành niên lao vào tệ nạn xã hội như hiện nay có phải do đạo đức bị xuống cấp? Xã hội phải làm gì?
- HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý.
1.Quan niệm về đạo đức:
a. Đạo đức là gì?
- Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)