Bài 10. Quan niệm về đạo đức

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quỳnh | Ngày 26/04/2019 | 155

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Quan niệm về đạo đức thuộc Giáo dục công dân 10

Nội dung tài liệu:

BÀI 10: QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC.
 
-2 TIẾT-
 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức.
Hiểu rõ đạo đức là gì? Nắm được quan niệm về đạo đức luôn biến đổi cùng với lịch sử.
Hiểu rõ mối quan hệ giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán.
Nhận biết được vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
2. Về kỹ năng.
Vận dụng được những kiến thức đã học để lý giải một số vấn đề đạo đức trong lịch sử.
Có khả năng đánh giá nhất định về các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay, đặc biệt là các vấn đề đạo đức hằng ngày của học sinh.
3. Về thái độ
Có thái độ đúng và khách quan với các hiện tượng đạo đức xã hội nói chung, các hiện tượng đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng.
Có ý thức điều chỉnh các hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạo đức mới.
B. NỘI DUNG.
1. Trọng tâm của bài.
Khái niệm đạo đức và vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.
2. Kiến thức cần lưu ý.
Phân biệt giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán.
C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC.
Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận nhóm, điều tra thực tiễn, tự liên hệ.


D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
Các bài thơ (Làm anh) , bài hát (Ơn nghĩa sinh thành, Lòng mẹ), ca dao, tục ngữ, câu chuyện, tấm gương về tình yêu quê hương đất nước.
E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
TIẾT 1:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi:
Hãy nêu những việc của HS góp phần vì sự tiến bộ và hạnh phúc của con người?
Trả lời: 
Học tập tốt, rèn luyện đạo đức, có lối sống lành mạnh, tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động từ thiện, tham gia hoạt động thanh niên tình nguyện; giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
3. Giảng bài mới.
      Vào bài:
Sống trong xã hội, dù muốn hay không, con người có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với mọi người xung quanh. Các mối quan hệ ấy ta gọi là các quan hệ xã hội của con người.
Trong các mối quan hệ phức tạp ấy. Con người luôn luôn phải ứng xử, giao tiếp và thường xuyên điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu lợi ích chung của xã hội. Trong trường hợp ấy con người được xem là có đạo đức. Ngược lại một cá nhân nào đó chỉ biết lợi ích của mình, bất chấp lợi ích người khác và xã hội thì người đó được coi là thiếu đạo đức. Để rõ hơn về đạo đức chúng ta học bài học hôm nay.





 
 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG.


Hoạt động 1: Quan niệm về đạo đức.
* Nhận xét các tình huống sau:
a. Trên đường đi học về có một cụ già muốn qua đường, em đã giúp cụ già qua đường an toàn.
b. Trên chuyến xe buýt, có một phụ nữ bế con, em đã đứng lên nhường chỗ.
c. Bạn An nhà nghèo, bố mẹ đau ốm luôn, em đã động viên các bạn trong lớp giúp đỡ bạn An.
(?) Động cơ thúc đẩy em làm như vậy?
(?) Em thấy việc làm đó của em đúng hay sai?
Từ sự phân tích các tình huống trên chúng ta thấy rằng việc làm trên là tự điều chỉnh hành vi của các nhân.
(?) Tự điều chỉnh hành vi là việc tùy ý hay phải tuân theo?
(?) Tự điều chỉnh hành vi bắt buộc hay tự giác?
(?) Hành vi đó có cần phù hợp lợi ích cộng đồng của xã hội không?
 
 
 
 
 
* Trong lĩnh vực đạo đức, những nhu cầu, lợi ích của cá nhân, xã hội đều được thể hiện ra ở các quy tắc, chuẩn mực và dư luận xã hội. Một hành vi đạo đức phải được xã hội thừa nhận và hình thành một cách tự giác luôn luôn được củng cố bằng “sức mạnh” của các tấm gương quần chúng.
“Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”
- Cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử xã hội, các quy tắc, chuẩn mực này cũng biến đổi theo. Tùy theo sự phát triển của xã hội mà mỗi xã hội có một nền đạo đức riêng. Vì vậy lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo đức xã hội khác nhau.
Chẳng hạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quỳnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)