BÀI 10 QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN CỦA NHÂN DÂN AN GIANG (1930-1945)
Chia sẻ bởi Nguyễn Long Thạnh |
Ngày 10/05/2019 |
68
Chia sẻ tài liệu: BÀI 10 QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN CỦA NHÂN DÂN AN GIANG (1930-1945) thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
BÀI 10
QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN CỦA NHÂN DÂN AN GIANG (1930-1945)
1. PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930-1939:
a.Chi bộ cộng sản đầu tiên ở An giang:
* Hoàn cảnh ra đời:
Hỏi: Chi bộ cộng sản đầu tiên ở An Giang ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Trong nước: + 6/1925: Hội VNCMTN thành lập. + 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời.
Ở An giang:
+2/1928 Tỉnh Bộ Hội VNCMTN được thành lập do Châu Văn Liêm làm bí thư.
+4/1930 Chi Bộ cộng sản đầu tiên của Long Xuyên, Châu Đốc được thành lập ở Long Điền Chợ Mới ( do Lưu kim Phong, Đoàn Thanh Thủy, Bùi Trung Phẩm lãnh đạo).
* Ý nghĩa:
Hỏi: Sự thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với cách mạng An Giang lúc bấy giờ?
Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân , mở ra cho nhân dân con đường giải phóng đúng đắn, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước.
* Tóm tắt tiểu sử:
* Ông sinh ngày 29-6-1902 tại xã Thới Thuận Quận Ô Môn, Tỉnh Cần Thơ. Năm 20 tuổi tốt nghiệp Trường Sư phạm Sài Gòn. Ông sớm có tinh thần đấu tranh chống Pháp.Ông được kết nạp vào Tổ chức HVNCMTN. Năm 1928 ông được bầu làm Bí thư Tỉnh bộ Hội VNCMTN.Ngày 4/5/1930 Ông lãnh đạo cuộc biểu tình từ Đức Hòa (Long An) lên Chợ lớn đã bị tên cò Pháp bắn chết . Ông hy sinh lúc 28 tuổi.
b.Phong trào cách mạng 1930-1931 ở An Giang
Hỏi:Phong trào cách mạng 1930-1931 ở An Giang diễn ra như thế nào?
* Diễn biến:
Hỏi: Hãy hoàn thành các sự kiện sau cho phù hợp với các mốc thời gian:
Thời gian
Sự kiện
9/5/1930
Cuộc biểu tình qui mô lớn tại Chợ Mới đòi giảm thuế…
28/5/1930
Quần chúng Chợ Mới tiếp tục kéo về Quận lị đòi yêu sách.
7/1930
Mít tinh, biểu tình khắp nơi.
* Kết quả:
Hỏi: Phong trào đem lại kết quả gì?
Phong trào bị đàn áp và tổn thất , một số cán bộ bị bắt( như Nguyễn Văn Cưng…)
c. Sự phục hồi và phát triển của lực lượng cách mạng 1932-1935.Cuộc vận động dân chủ 1936-1939.
* Sự phục hồi và phát triển của lực lượng cách mạng 1932-1935:( Nội dung giảm tải)
* Cuộc vận động dân chủ 1936-1939:
- Hoàn cảnh:
Với chính sách tiến bộ của Mặt trận nhân dân Pháp, một số Đảng viên được trả tự do, tiếp tục lãnh đạo cách mạng ( Ung Văn Khiêm)
- Diễn biến:
+ Ủy ban hành động được thành lập từ thành thị đến nông thôn nhất là ở Chợ Mới- Tân Châu.
+ Ở Nông thôn: Phong trào đòi quyền lợi , dân sinh , dân chủ, đòi ruộng đất.
+ Ở Thành thị: Đình công , bãi công, biểu tình, đưa dân nguyện…
- Kết quả:
Hỏi: Phong trào đem lại kết quả gì?
Năm1938 Mặt trận nhân dân Pháp bị lật đổ, phong trào bị đàn áp.
2. Cuộc vận động cách mạng tháng tám 1945:
a/ Khởi nghĩa Nam Kì ở An giang:
* Hoàn cảnh:
Hỏi: Khởi nghĩa Nam Kì diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Nam Kì ngày 23-11-1940. Ngày 28/11/1940 Tỉnh Ủy Long xuyên- Châu Đốc họp và quyết định khởi nghĩa.
* Diễn biến: Hỏi: Hãy nêu diễn biến phong trào qua các địa danh sau và kết quả?
* Diễn biến: Đêm ngày 2 rạng ngày 3/12/1941:
- Ở Chợ mới: Đốt nhà dây thép, phá cây, phá lộ từ Chợ Mới đến Kinh Cựu Hội.
- Ở Tân Châu, Tịnh Biên kế hoạch không thực hiện được.
*Kết quả: Thất bại, Lương Văn Cù và một số đồng chí bị bắt và bị tử hình.
* Nguyên nhân thất bại:
Hỏi: Vì sao khởi nghĩa thất bại?
Kế hoạch chưa chu đáo, thiếu cảnh giác, nhiều cơ sở Đảng bị tan vỡ.
b/ Cách mạng tháng Tám ở An Giang 1945:
* Hoàn cảnh:
Hỏi:Tình hình Đông Dương tác động như thế nào đối với cách mạng ở An Giang?
Ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945 phong trào cách mạng ở An Giang tiếp tục phát triển. Tháng 4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Long Thạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)