Bài 10. Photpho

Chia sẻ bởi Hoàng Trung Sâm | Ngày 10/05/2019 | 192

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Photpho thuộc Hóa học 11

Nội dung tài liệu:

Về dự tiết học hôm nay
Tiết 16 Bài 10: PHOTPHO Giáo viên dạy : Vũ Mạnh Dũmg. Trường THPT Lương Thế Vinh

I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
Photpho thuộc ô thứ 15, chu kỳ 3, nhóm VA trong HTTH
Cấu hình electron nguyên tử:
Lớp electron ngoài cùng:
P có thể có hoá trị 5 hoặc 3 trong các hợp chất
II. Tính chất vật lí:
1.P trắng:
Chất rắn, trong suốt hoặc hơi vàng.







2. P đỏ:
Chất bột, màu đỏ.





Cấu trúc mạng tinh thể phân tử, nút mạng là các phân tử P4.

Cấu trúc polime .

1. Phot pho trắng:
Mềm, dễ nóng chảy và dễ bay hơi
Không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ như benzen, ete..
Tự bốc cháy trong không khí ở > 400C -> cách bảo quản: ngâm trong nước.
Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da
P trắng đun đến 250 độ C không có không khí thì chuyển thành P đỏ.

2. Photpho đỏ:
Dễ hút ẩm, khó nóng chảy và khó bay hơi
Không tan trong các dung môi thông thường.

Bền trong không khí ở nhiệt độ thường. Cháy ở nhiệt độ > 2500C.
Không độc, không gây bỏng.
P đỏ đun nóng không có không khí, làm lạnh thì chuyển thành P trắng.

Tính oxi hoá:
Photpho tác dụng với kim loại ? photphua kim loại:

*Nhận xét :
Trong phản ứng với kim loại hoạt động ( như K, Na, Ca, Mg,?) photpho có số oxi hoá giảm ( từ 0 đến -3 ), nó thể hiện tính oxi hoá .
III. Tính chất hoá học
2. Tính khử:
a. Tác dụng với oxi -> tạo các oxit:
b. Tác dụng với clo -> photpho clorua
c. Tác dụng với hợp chất có tính oxi hoá mạnh: (như HNO3 , KClO3 , KNO3, K2Cr2O7 ?)
* Nhận xét:
Trong các phản ứng với oxi, clo, và một số hợp chất có tính oxi hoá mạnh, số oxi hoá của Photpho tăng ( từ 0 đến +3 hoặc +5), nó thể hiện tính khử.
*Kết luận về tính chất hoá học của Photpho:
+ Photpho vừa có khả năng thể hiện tính khử vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá * Photpho thể hiện tính khử khi tác dụng với một số phi kim và các chất có tính oxi hoá mạnh. Số oxi hoá của P tăng từ 0 đến +3 hoặc +5. * Photpho thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với kim loại hoạt động. Số oxi hoá của P giảm từ 0 xuống -3.
+ Trong điều kiện thường P hoạt động hoá học mạnh hơn N2.
+ P trắng hoạt động hoá học mạnh hơn P đỏ.
III. ứng dụng:
1. Sản xuất axit photphoric H3 PO4.
2. Sản xuất diêm .
+ Đầu que diêm:
Chất oxi hoá mạnh KClO3,
chất dễ cháy S, keo dính, bột thuỷ tinh . + Vỏ bao diêm:
Photpho đỏ, bột thuỷ tinh.
+ Phản ứng xảy ra khi quẹt đầu que diêm vào vỏ bao diêm ( tham khảo):
3. Sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói?
7KClO3 + 3P + 3S -> 7KCl + 3SO2 + 3P2O5
IV. Trạng thái thiên nhiên. Điều chế
1. Trạng thái thiên nhiên:
Trong thiên nhiên photpho chủ yếu có ở hai khoáng vật:
apatit 3 Ca3(PO4)2.CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2
2. Điều chế:
Nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở t0 = 12000C :

photphorit
apatit
Câu hỏi 1: Liên kết hoá học trong các đơn chất N2, P trắng, P đỏ xếp theo thứ tự độ bền giảm dần là: A. N2, P trắng, P đỏ. B. P trắng, N2, P đỏ. C. N2, P đỏ, P trắng. D. P đỏ, N2, P trắng.
Câu hỏi 2:
Khả năng hoạt động hoá học ở điều kiện thường của các đơn chất N2, P trắng, P đỏ xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. N2, P trắng, P đỏ. B. N2, P đỏ, P trắng.
C. P trắng, N2, P đỏ. D. P đỏ, N2, P trắng.

Câu hỏi 3: Viết các phương trình phản ứng để điều chế axit H3PO4 theo sơ đồ cho sau đây:
Các phản ứng xảy ra là:
Câu hỏi 4: Tại sao trong thiên nhiên nitơ chủ yếu tồn tại ở trạng thái tự do còn photpho lại tồn tại ở dạng hợp chất?


Gợi ý: Vì ở điều kiện thường N2 tương đối trơ về mặt hoá học còn P lại khá hoạt động về mặt hoá học.

Câu hỏi 5: Giải thích tại sao Photpho trắng hoạt động hơn Photpho đỏ ?
Gợi ý: Dựa vào cấu trúc tinh thể để giải thích.


BTVN: 2, 5, 6 ? SGK trang79; 2.30,2.31 SBT trang 16.
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết vi trí ( ô, chu kỳ, nhóm ) của nguyên tố Photpho ( P ) trong bảng HTTH ? Từ đó hãy viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Photpho?
Câu hỏi 2:
Dựa vào cấu hình eletron nguyên tử hãy cho biết nguyên tố P có thể có hoá trị bao nhiêu trong hợp chất với các nguyên tố khác?
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết nguyên tố Photpho có những dạng thù hình phổ biến nào?
Câu hỏi 2:
Các dạng thù hình đó có những t/c vật lý gì?
Phiếu học tập : Hãy so sánh cấu tạo và t/c vật lý của photpho đỏ và photpho trắng
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử N2 là liên kết gì? Liên kết hoá học giữa các ngyuên tử trong các dạng đơn chất của P là liên kết gì? ( đơn, đôi hay ba ) ?
Câu hỏi 2: Vậy theo em , ở điều kiện thường, N2 hay P hoạt động hoá học mạnh hơn ( dễ tham gia phản ứng hơn) ?
Câu hỏi 3: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của P đỏ và P trắng, em hãy dự đoán khả năng phản ứng hoá học của chúng. ( dạng nào dễ tham gia phản ứng hơn)?

-3 0 +3 +5
P
Tính oxi hoá
Tính khử
Câu hỏi 4: Cho biết các số oxi hoá thường gặp của photpho là:
Em hãy dự đoán tính chất hoá học của P
( nó sẽ thể hiện tính khử hay tính oxi hoá ?
Tư liệu tham khảo: Vai trò sinh học của Phot pho ( đọc thêm SGK.tr50 )
? Các thức ăn giàu photpho cần thiết cho con người:
Các loại rau, củ, quả:xà lách, đỗ, cà rốt, cà chua, cà tím, ớt ngọt, dâu tây, mơ chua?
Các thực phẩm có nguồn gốc động vật: thịt, óc, gan bò, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa?
Em hãy nêu kết luận của mình về tính chất hoá học của nguyên tố P ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Trung Sâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)