Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Chia sẻ bởi Trần Việt | Ngày 10/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:




PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Oai
Trường THCS Thanh Văn
Địa chỉ: Thanh Văn- Thanh Oai- Hà Nội
Điện thoại: 0433974006 Email: C2Thanhvă[email protected]
Thông tin về giáo viên.
Họ và tên: TÀO THỊ HUỆ
- Ngày sinh: 20-5-1990 Môn: Địa lý
- Điện thoai: 01674544929 Email: [email protected]






















BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP”

Tên hồ sơ dạy học.
Tích hợp môn giáo dục công dân và môn địa lý, môn ngữ văn vào dạy môn lịch sử lớp 7 bài 10” Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước”
Mục tiêu dạy học.
Kiến thức
* Môn giáo dục công dân.
- Giáo dục công dân lớp 7, bài 15 “ Bảo vệ di sản văn hóa”
+ Khái niệm di sản văn bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
+ Hiểu được giá trị của di sản văn hóa và biện pháp bảo vệ các di sản văn hóa
- Giáo dục công dân lớp 8 bài 5 “ Pháp luật và kỉ luật”
+ Hiểu được định nghĩa về pháp luật một cách đơn giản nhất.
+ Hiểu rõ về vai trò của pháp luật
- Giáo dục công dân lớp 9 bài 5 “ Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”.
+ Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
+ Ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
* Môn địa lý.
- HS nắm được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Đại La
* Môn ngữ văn.
- HS nắm được tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung của “Chiếu dời đô”
- Khát vọng của nhân dân ta về một nước độc lập , thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua “Chiếu dời đô”.
- Sức thuyết phục to lớn của “Chiếu dời đô” là sự kết hợp lý lẽ và tình cảm
Kĩ năng.
- Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet.
- Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa.
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa.
- Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật.
- Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các nước khác trong cuộc sống hàng ngày.
Thái độ.
- Biết bảo tồn những di tích lịch sử. Ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hóa.
- Biết ơn những người có công xây dựng đất nước.
- Có tinh thần đoàn kết dân tộc. Ủng hộ chính sách hòa bình hữu nghị của Đảng và nhà nước ta.
- Bồi dưỡng tình cảm niềm tin vào pháp luật.
Đối tượng dạy học của bài học.
- Khối 7 của trường THCS Thanh Văn.
- Gồm 2 lớp.
+ Lớp 7A có 26 học sinh. Gồm 16 học sinh nam và 10 học sinh nữ
+ lớp 7B có 30 học sinh. Gồm 17 học sinh nam và 13 học sinh nữ
- Cả khối có 33 học sinh nam trong đó có một học sinh lưu ban. Các em vẫn ham chơi chưa có ý thức học và tìm hiểu lịch sử.
Ý nghĩa của bài học.
HS hiểu được giá trị lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long. Năm 2010 Hoàng Thành được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Hoàng Thành Thăng Long được xếp vào di sản văn hóa vật thể và thuộc di tích lịch sử văn hóa. Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện khinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp phần vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. HS biết tuyên truyền tới mọi người phải bảo vệ di sản văn hóa.
Giúp HS hiểu được pháp luật là các quy tắc sử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục cưỡng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)