Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Chia sẻ bởi phạm thị lam linh | Ngày 26/04/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:


TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
TỔ GDCD
((




GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY

BÀI 10:
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA





GVHD: Cao Thị Thanh Hương
SVTH: Phạm Thị Lam Linh






TP. Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 2 năm 2016




BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(2 TIẾT )


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
1.Về kiến thức
- Hiểu được dân chủ là gì ?
- Nêu được bản chất của nền dân chủ XHCN.
- Nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực chính trị, văn hoá xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Biết được hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện ).
2. Về kỹ năng
Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực chính trị, văn hoá- xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ
- Biết tôn trọng quyền dân chủ của người khác.
- Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi.
- Phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ XHCN.
II. NỘI DUNG
Nội dung cơ bản của bài:
Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội.
Những hình thức cơ bản của dân chủ: dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
III .PHƯƠNG PHÁP
-Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thảo luận nhóm
-Phương pháp đàm thoại
-Phương pháp nêu vấn đề
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1.Tài liệu:
- SGK GDCD lớp 11
- SGV GDCD lớp 11
- Thiết kế bài giảng GDCD 11
2. Phương tiện:
- Hình ảnh
- Bảng
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Câu 1: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có những chức năng cơ bản nào?
Câu 2: Mỗi công dân cần phải làm gì để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam?
2. Giới thiệu bài mới (1 phút)

Một trong những mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang ra sức xây dựng là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vậy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng, nội dung gì và có mấy hình thức? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 10 : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( Tiết 1)

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học

Hoạt động 1:Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ( 20 phút)
GV: Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một xã hội thật sự dân chủ, Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân. Vậy theo các em dân chủ là gì?
HS: trả lời
GV: kết luận
“Dân”: Nhân dân
“Chủ”: Làm chủ
Theo Chủ nghĩa Mác-Lênin : Dân chủ là quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân.
=> Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ví dụ: Trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục: tất cả mọi công dân đều có quyền học tập, tự do lựa chọn ngành nghề, việc làm.
GV:Nền dân chủ XHCN bắt đầu hình thành với thắng lợi từ CMT10 Nga năm 1917. Nền dân chủ XHCN ra đời và từng bước phát triển từ khi chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động được thành lập. Sự hình thành nền dân chủ XHCN đánh dấu bước phát triển mới về chất so với các nên dân chủ trước đó.
GV: Vậy theo các em bản chất của nền dân chủ XHCN là gì?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.


GV: Cho học sinh nghiên cứu tài liệu SGK, thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút
Nhóm 1:Vì sao nền dân chủ XHCN lại mang bản chất giai cấp công nhân mà không phải là giai cấp khác?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm thị lam linh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)