Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Chia sẻ bởi Lê Hải Hiệp | Ngày 26/04/2019 | 95

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Giáo viên hướng dẫn : Lê Văn Úc Giáo sinh thực tập : Lê Hải Hiệp
Lớp giảng dạy : 11/3 Tiết PPCT : 23
Ngày giảng dạy : 26/02/2018

BÀI 10 – GDCD 11:
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Nêu được những nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện)
2. Về kỹ năng
Có kỹ năng rèn luyện và thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ
Có thái độ tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán những hành vi, luận điệu xuyên tạc chống phá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC CỦA BÀI HỌC
- Tiết 1: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Tiết 2: Các hình thức cơ bản của dân chủ
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phương pháp thuyết trình, Phương pháp vấn đáp, Phương pháp trực quan, Phương pháp đóng vai
2. Phương tiện dạy học: SGK GDCD 11, tranh ảnh, bảng phụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút)
2. Dạy bài mới (43 phút)
2.1. Đặt vấn đề (1 phút)
Trong cuộc sống hằng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua báo đài chúng ta thường nghe các từ như “dân chủ”, “nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”. Vậy dân chủ là gì? Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có bản chất như thế nào, dân chủ có những hình thức nào…. để làm rõ được những vấn đề đó thì thầy cùng các em sẽ tìm hiểu Bài 10: “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”.
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức (39 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm dân chủ (9 phút)
- GV yêu cầu HS: Xem hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:
 
Hai hình ảnh trên miêu tả hành động gì?
Hình ảnh nào thể hiện sự dân chủ? Tại sao?
- HS trả lời
- GV kết luận: Hình ảnh thứ nhất miêu tả cảnh quan dân đang quy lạy trước nhà vua, Hình ảnh thứ hai miêu tả cảnh người đồng bào đang bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp.
Trong 2 hình ảnh trên thì hình ảnh thứ hai thể hiện sự dân chủ hơn bởi vì nó thể hiện quyền lực của nhân dân trong chính trị (khi bỏ phiếu chọn ra đại biểu vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quôc hội)
- GV hỏi HS: Vậy dựa vào hình ảnh trên, theo em, trong một xã hội có dân chủ thì quyền lực sẽ thuộc về ai? Họ có quyền như thế nào?
- HS trả lời
- GV kết luận và ghi bảng: Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước.
- GV đặt vấn đề: Lịch sử xã hội loài người từng trải qua những hình thái kinh tế - xã hội nào?
- HS trả lời
- GV kết luận và đặt vấn đề: Xã hội loài người từng trải qua 5 HT-KT XH là Cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa (trong đó giai đoạn đầu của nó là xã hội xã hội chủ nghĩa). Vậy trong những hình thái kinh tế - xã hội đó, những hình thái kinh tế - xã hội nào có dân chủ?
- HS trả lời
- GV kết luận: Lịch sử xã hội loài người chứng minh rõ rằng có các chế độ dân chủ như: chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ tư sản và chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Riêng xã hội cộng sản xuyên thủy thì không có dân chủ cụ thể (vì lúc đó con người vẫn còn chưa ý thức rõ ràng về quyền của mình), còn chế độ phong kiến là chế độ quân chủ.
- GV hỏi HS: Vậy dân chủ là một hình thức nhà nước nó gắn với ai? Nó mang bản chất gì?
- GV kết luận: Dân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hải Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)