Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Chia sẻ bởi Lê Hải Hiệp | Ngày 26/04/2019 | 90

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Giáo viên hướng dẫn : Lê Văn Úc Giáo sinh thực tập : Lê Hải Hiệp
Lớp giảng dạy : 11/3 Tiết PPCT : 24
Ngày giảng dạy : 05/03/2018

BÀI 10 – GDCD 11:
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Nêu được những nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện)
2. Về kỹ năng
Có kỹ năng rèn luyện và thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ
Có thái độ tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán những hành vi, luận điệu xuyên tạc chống phá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC CỦA BÀI HỌC
- Tiết 1: Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Tiết 2: Các hình thức cơ bản của dân chủ
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phương pháp thuyết trình, Phương pháp vấn đáp, Phương pháp trực quan, Phương pháp đóng vai
2. Phương tiện dạy học: SGK GDCD 11, tranh ảnh, bảng phụ
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu hỏi: Em hãy trình bày những nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?
Gợi ý trả lời:
Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở những quyền sau:
- Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.
- Quyền kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
- Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Ngoài ra, dân chủ trong lĩnh vực chính trị còn được thể hiện ở quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo… của công dân.
3. Dạy bài mới (36 phút)
3.1. Đặt vấn đề (1 phút)
Mục tiêu của cách mạng nước ta là tiến đến một xã hội dân chủ thực sự, đồng thời dân chủ còn là động lực để giúp chúng ta giành lấy những thắng lợi to lớn. Từ đây, một vấn đề mới nảy sinh cần thiết phải tìm hiểu, đó là nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình theo những phương thức nào? Hay nói cách khác, để tham gia vào công việc chung của Nhà nước, xã hội, nhân dân có thể tham gia dưới những hình thức nào? Tiết 2 của bài học “Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa” sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức (35 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: GV sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với vấn đáp để giảng dạy nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa, xã hội (15 phút)
GV hỏi: Vào ngày nghỉ gia đình em thường đi chơi ở đâu?
HS trả lời: Đi xem phim, xem nghe nhạc, đi công viên.
GV hỏi: Nhà văn, nhà báo hay một tác giả sáng tác thơ văn được đăng bài thì có quyền lợi gì?
HS trả lời: Nhận nhuận bút, độc quyền về tác phẩm.
GV bổ sung:
Tất cả mọi người đều có quyền tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa nghệ thuật của chính mình.
GV hỏi: Vậy em hãy kể ra các quyền của công dân trong lĩnh vực văn hóa?
HS trả lời: Quyền tham gia, quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo của chính mình, quyền sáng tác.
GV kết luận và ghi bảng:



GV chuyển ý: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa không thể phát triển đầy đủ khi chỉ phát triển trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa mà nó còn gắn liền với lĩnh vực xã hội. Như vậy dân chủ trên lĩnh vực xã hội được thể hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hải Hiệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)