Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Chia sẻ bởi Trần Thị Hồng Thuý | Ngày 11/05/2019 | 125

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Trần Thị Hồng Thúy
1

Bài 10
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(2 tiết)

Giảng viên hướng dẫn: Th.s LÊ THANH HÀ
Sinh viên soạn bài: TRẦN THỊ HỒNG THÚY
Lớp: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ 4B
Năm học : 2009-2010
Trần Thị Hồng Thúy
2
Kiểm tra bài cũ
Câu 1 : Nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chức năng cơ bản nào? Chức năng nào là cơ bản nhất? Tại sao?
Câu 2: Em hãy lấy ví dụ thể hiện nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân?
Trần Thị Hồng Thúy
3

1. Bản chất của nền dân chủ XHCN.
2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
a) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.
b) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.
c) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá.
d) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội
3. Những hình thức cơ bản của dân chủ
a) Dân chủ trực tiếp.
b) Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện).
Bài 10
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
( 2 Tiết )
Trần Thị Hồng Thúy
4
Bài 10
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
( Tiết 1 )
1.Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
a. Khái niệm dân chủ.
b. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế
b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị
c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa
d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội
Trần Thị Hồng Thúy
5
1.Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Con người trong lịch sử nhân loại đã trải qua những chế độ dân chủ nào?
Dân chủ chủ nô
Dân chủ tư sản
Dân chủ xã hội chủ nghĩa
Trần Thị Hồng Thúy
6
Tại sao không có nền dân chủ phong kiến?

Tại vì chế độ phong kiến là chế độ chuyên chế tập quyền, tức là quyền lực nằm trong tay một người ( nhà vua )
Do đó nhà nước phong kiến không phải là nhà nước dân chủ. Chế độ phong kiến không phải là chế độ dân chủ
Trần Thị Hồng Thúy
7
1.Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Dân chủ là gì ?

Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị, do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.

Về bản chất, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Bản chất của nền DCXHCN được thể hiện trên 5 phương diện
Trần Thị Hồng Thúy
8
Bản chất
của nền
dân chủ
xã hội
chủ nghĩa
Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởngMác –
Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội
Dân chủ XHCN gắn liền với pháp luật,
kỷ luật, kỷ cương
Dân chủ XHCN là nền dân chủ của
nhân dân lao động
Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế
là chế độ công hữu về TLSX
Nền dân chủ XHCN mang bản chất
của giai cấp công nhân
Trần Thị Hồng Thúy
9
Nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân
Bản chất GCCN của nền DCXHCN thể hiện như thế nào.?
Bản chất GCCN của nền dân chủ XHCN thể hiện ở sự lãnh đạo của GCCN thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng Sản nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của GCCN, toàn thể nhân dân lao động
Trần Thị Hồng Thúy
10
Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về TLSX


Trên cơ sở kinh tế của nền DCXHCN, GCCN và nhân dân lao động thể hiện như thế nào?
Nền dân chủ XHCN được xây dựng trên nền tảng của chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. GCCN và nhân dân lao động làm chủ nền sản xuất và chi phối mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội.
Tại sao thực hiện DCXHCN trong lĩnh vực kinh tế lại có ý nghĩa cơ bản
Bởi vì, chỉ khi nào người lao động thực sự làm chủ về kinh tế, khi đó họ mới có dân chủ thưc sự và trở thành lực lượng quyết định quá trình phát triển của xã hội.
Trần Thị Hồng Thúy
11
Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội
Tại sao nền DCXHCN lại lấy hệ tư tưởng Mác- Lênin làm nền tảng tinh thần của xã hội?
Bởi vì, trên cơ sở chủ nghĩa Mác -Lênin, GCCN và nhân dân lao động sẽ làm chủ đời sống tinh thần của toàn xã hội.

C. MÁC
LÊNIN
Trần Thị Hồng Thúy
12
Dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động.

Tại sao DCXHCN phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
Bởi vì, DCHXHCN không thể thực hiện được nếu những hành vi gây tác hại đến quyền dân chủ của nhân dân không được xử lí kịp thời đúng đắn.
Trần Thị Hồng Thúy
13
Dân chủ XHCN gắn liền với pháp luật, kỷ luật, kỉ cương.
Tại sao nói nền dân chủ XHCN là nền dân chủ rộng rãi nhất và triệt để nhất trong lịch sử?
Bởi vì, trong chế độ XHCN mọi người đều đều được hưởng quyền dân chủ, chăm lo nâng cao trình độ dân trí, tạo điều kiện thực tế để mọi người thực hiện quyền dân chủ của mình.
Nhà nước XHCN – cơ quan quyền lực của nhân dân – do nhân dân lập ra, hoạt động vì lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.
Trần Thị Hồng Thúy
14
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
a. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế
- Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với TLSX, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm.
- Biểu hiện: đó là chính sách kinh tế nhiều thành phần.
Trần Thị Hồng Thúy
15
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
b. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị
- Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực của nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội
- Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương
- Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý
- Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.
- Công dân có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Trần Thị Hồng Thúy
16
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa
- Làm chủ bình đẳng trong lĩnh vực văn hoá
- Biểu hiện:
+ Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.
+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của chính mình.
+ Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật
Trần Thị Hồng Thúy
17
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội
- Quyền lao động;
- Quyền bình đẳng nam nữ;
- Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội;
- Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe;
- Quyền được bảo đảm về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động;
- Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội.
Trần Thị Hồng Thúy
18
4. Luyện tập - củng cố
Câu 1. Dân chủ là quyền lực thuộc về:
Nhà nước.
Nhân dân.
Người giàu.
Người nghèo
Trần Thị Hồng Thúy
19
4. Luyện tập - củng cố
Câu 2. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của:
Nhân dân lao động.
Nhà nước.
Công nhân.
Nông dân.
Trần Thị Hồng Thúy
20
4. Luyện tập - củng cố
Câu 3. Công ty dệt may Phong Phú ( Thủ Đức- Tp.Hồ Chí Minh ) thu nhiều lợi nhuận trong sản xuất. Đây là biểu hiện dân chủ thể hiện trên lĩnh vực:
Kinh tế.
Chính trị.
Văn hoá.
Xã hội
Trần Thị Hồng Thúy
21
BÀI 10
NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(TIẾT 2)
2. Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam
Yêu cầu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
3. Những hình thức cơ bản của dân chủ:
a. Dân chủ trực tiếp
b. Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện)
Trần Thị Hồng Thúy
22
Yêu cầu của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa:
- Hoàn thiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa,trước hết là hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp luật XHCN
- Hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân dân thật sự tham gia vào quá trình quản lý Nhà nước như bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội
- Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ
- Có cơ chế, biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân
- Ngăn chặn và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, cực đoan. Ngiêm trị những hành động lợi dụng dân chủ để phá hoại, gây rối…
Trần Thị Hồng Thúy
23
3. Những hình thức cơ bản của dân chủ:
a. Dân chủ trực tiếp
b. Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện)
Trần Thị Hồng Thúy
24
a. Dân chủ trực tiếp
Dân chủ trực tiếp là hình thức
dân chủ với những quy chế,
thiết chế để nhân dân thảo luận,
biểu quyết, tham gia trực tiếp
quyết định công việc của cộng
đồng, của Nhà nước.
-Trưng cầu dân ý
- Bầu cử quốc hội và hội đồng
nhân dân các cấp
- Thực hiện sáng kiến pháp
Luật
- Làm chủ trực tiếp bằng các
hình thức nhân dân tự quản, xây
dựng và thực hiện các quy ước,
hương ước phù hợp với pháp
luật
Trần Thị Hồng Thúy
25
b. Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện)
Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước
Trần Thị Hồng Thúy
26
Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp có điểm gì giống nhau? Có những hạn chế nào? Giải pháp?
Trần Thị Hồng Thúy
27
Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
- Đều là hình thức của chế độ dân chủ có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Hạn chế:
+Dân chủ trực tiếp: mang tính chất quần chúng rộng nhưng phụ thuộc vào trình độ nhận thức của người dân
+Dân chủ gián tiếp: nguyện vọng của công dân không được phản ánh trực tiếp mà phải thông qua người đại diện của mình, nhiều khi phụ thuộc vào khả năng của người đại diện
- Giải pháp:Cần phải kết hợp sử dụng tốt cả hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
Trần Thị Hồng Thúy
28
Luyện tập, củng cố
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng:
Nhân dân thực hiện quyền làm chủ là:
Thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Đi bầu cử khi đủ tuổi
Tích cực học tập, rèn luyện
Có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
Phê phán hiện tượng tiêu cực
Tất cả đáp án trên
Đáp án: F
Trần Thị Hồng Thúy
29
Luyện tập, củng cố
Câu 2: Hãy đánh dấu vào ô trống sao cho đúng

Trần Thị Hồng Thúy
30
Luyện tập, củng cố
Câu 3: Các hoạt động sau, hoạt động nào thể hiện dân chủ trực tiếp, hoạt động nào thể hiện dân chủ gián tiếp.
Nhân dân phường 3 ( quận 11- tp.Hồ Chí Minh ) họp bàn về xây dựng nhà văn hóa phường.
Quốc hội họp bầu viện kiểm sát tối cao và tòa án nhân dân tối cao.
Nhân dân xã Đoàn Kết (huyện: Thanh Miện – tỉnh: Hải Dương) bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội khóa XII.
Nhân dân thôn Từ Xá ( xã: Đoàn Kết - huyện: Thanh Miện – tỉnh: Hải Dương ) Cùng họp bầu trưởng thôn.
Đáp án: A, D là dân chủ trực tiếp
B, C là dân chủ gián tiếp
Trần Thị Hồng Thúy
31
Luyện tập, củng cố
Câu 4: Hãy điền cụm từ vào chỗ trống trong đoạn sau sao cho phù hợp
Dân chủ là…( 1 )……………thuộc về nhân dân, là
( 2 )………… của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với
( 3)………………, do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.
Đáp án: ( 1 ): quyền lực
( 2 ): quyền làm chủ
( 3 ): giai cấp thống trị
Trần Thị Hồng Thúy
32
Luyện tập, củng cố
Câu 5: Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết?
Trần Thị Hồng Thúy
33
Dặn dò
Các em về nhà học bài, làm các bài tập trong SGK.
Sưu tầm các tài liệu, số liệu về dân số và việc làm ở nước ta hiện nay để chuẩn bị cho bài 11: “Chính sách dân số và giải quyết việc làm”
Cụ thể
Tổ 1: Tình hình dân số nước ta
Tổ 2: Hậu quả, nguyên nhân của vấn đề gia tăng dân số
Tổ 3: Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay
Tổ 4: Giải pháp của việc gia tăng dân số và giải quyết việc làm
Trần Thị Hồng Thúy
34
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa Giáo dục công dân 11
Sách giáo viên Giáo dục công dân 11
http/www.video.vietgiaitri.com.vn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Hồng Thuý
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)