Bài 10 lớp 12

Chia sẻ bởi Ngoc Ha | Ngày 26/04/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: bài 10 lớp 12 thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

§10. CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
I. Mục tiêu
a) Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản của mô hình này.
- Biết khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ, khóa và liên kết giữa các bảng.
b) Về kĩ năng:
- Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể trình bày ở chương II.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, Sách GK Tin 12, Sách GV Tin 12, bảng phụ;
+ Chuẩn bị của học sinh: Sách GK tin 12, vở ghi.
III. Tiến trình bài dạy
a) Ổn định lớp:
b) Kiểm tra bài cũ: Không
c) Nội dung bài mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu mô hình dữ liệu quan hệ

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

GV: Theo em để tiến hành xây dựng và khai thác một hệ CSDL thường được tiến hành qua mấy bước?
HS: Trả lời câu hỏi:
GV: Như trong chương I các em đã được học một CSDL bao gồm những yếu tố nào?

HS: Trả lời câu hỏi:
GV: Như đã biết ở các chương trước, có thể mô tả dữ liệu lưu trữ trong CSDL bằng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của một hệ QTCSDL cụ thể. Tuy nhiên, để mô tả các yêu cầu dữ liệu của một tổ chức sao cho dễ hiểu đối với nhiều người sử dụng khác nhau cần có mô tả ở mức cao hơn (trừu tượng hóa) – mô hình dữ liệu.

GV: Mô hình quan hệ được E.F.Codd đề xuất năm 1970. Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây các hệ CSDL theo mô hình quan hệ được dùng rất phổ biến.






GV: Em hãy nhắc lại khái niệm về CSDL, khái niệm về hệ QTCSDL?
HS: Trả lời câu hỏi.

1. Mô hình dữ liệu quan hệ:
* Các yếu tố của một CSDL:
Cấu trúc dữ liệu.
Các thao tác và các phép toán trên dữ liệu.
Các ràng buộc dữ liệu.

* Khái niệm: Mô hình dữ liệu là một tập các khái niệm, dùng để mô tả CSDL, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL.






* Các loại mô hình dữ liệu

Mô hình DL hướng đối tượng
Mô hình DL quan hệ
- Mô hình dữ liệu phân cấp
* Trong mô hình quan hệ:
+ Về mặt cấu trúc dữ liệu được thể hiện trong các bảng. Mỗi bảng thể hiện thông tin về một loại đối tượng bao gồm các hàng và các cột. Mỗi hàng cho thông tin về một đối tượng cụ thể trong quản lí.
+ Về mặt thao tác trên dữ liệu: có thể cập nhật dữ liệu như : thêm, xóa hay sửa bản ghi trong một bảng.
+ Về mặt ràng buộc dữ liệu: dữ liệu trong một bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc. Chẳng hạn, không được có hai bộ nào trong một bảng giống nhau hoàn toàn. Sự xuất hiện lặp lại của một số thuộc tính ở các bảng tạo mối liên kết giữa các bảng, thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể được CSDL phản ánh.


Hoạt động 2. Cơ sở dữ liệu quan hệ

Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung

GV: Nếu có máy chiếu, GV có thể đưa các ví dụ thể hiện các bảng cũng như các mối quan hệ giữa các bảng trong bài toán quản lý thư viện để từ đó chỉ ra cho HS thấy tại sao chúng ta phải liên kết giữa các bảng và tại sao chúng ta phải tạo các khóa cho các bảng.

GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng ở hình 69 và 70, chỉ ra tại sao đây không phải là một quan hệ.
HS: Do 2 bảng này có thuộc tính đa trị và thuộc tính phức hợp.
GV: Ở hình 69: trong bảng có thuộc tính đa trị: ứng với số thẻ TV-02, có 2 giá trị của Mã số sách là TO-012 và TN-103.
Ở hình 70: bảng có thuộc tính phức hợp: Ngày mượn – trả.

GV: Yêu cầu HS đọc bài toán quản lý việc học sinh mượn sách ở thư viện của một trường.
GV: Thông thường cần quản lí những thông tin gì?
HS: Tình hình mượn sách.
Thẻ mượn sách của học sinh.
Sách có trong thư viện.
GV: Ứng với các thông tin cần quản lý đó, người ta xây dựng 3 bảng để lưu dữ liệu. Giữa 3 bảng đó có sự liên kết với nhau.










* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngoc Ha
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)