Bài 10. Ếch ngồi đáy giếng

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Đông | Ngày 07/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ếch ngồi đáy giếng thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

-VĂN BẢN-
TIẾT 37: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
( Truyện ngụ ngôn)
Lớp: 6A7
Người dạy: Phùng Hồng Thủy
VĂN BẢN -TIẾT 37: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG ( Truyện ngụ ngôn)
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG

1.Khái niệm:
Thế nào là truyện ngụ ngôn?
1.Khái niệm :“Truyện ngụ ngôn”
TRUYỆN NGỤ NGÔN
Hình thức ( kể)
Văn xuôi
Văn vần
Nội dung
Mục đích
Mượn chuyện
Loài vật
Đồ vật
Con người
Nói
Nhằm
Bóng gió
Kín đáo
Chuyện con người
Khuyên nhủ
Răn dạy
Bài học
CON CÁO VÀ CHÙM NHO
Cáo kia dù trắng hay đen
Vẫn phường khoác lác vẫn tên bịp đời
Đói meo tưởng chết tới nơi
Giàn cao trông thấy nho tươi ngon lành
Nho chín mọng phơi mình đỏ chót
Gã phong lưu nước bọt chảy dài
Không với tới, gã chê bai:
- Nho xanh chỉ xứng miệng loài phàm phu!

Than phiền phỏng ích hơn ru?


(Nguồn: Ngụ ngôn chọn lọc La Fontaine, NXB Văn học, 1985)
Văn vần
:Loại văn viết bằng những câu có vần với nhau như thơ ca, phú.
( Theo Từ điển Tiếng Việt- Hoàng Phê chủ biên)
Thỏ và rùa vốn làm bạn với nhau trong rừng. Thỏ hay cười nhạo sự chậm chạp của Rùa. Thấy vậy, Rùa mới nói với Thỏ: Anh cứ chê tôi chậm chạp, vậy chúng ta thử chạy đua với nhau xem ai chạy nhanh hơn.
  Thỏ đồng ý liền. Chúng đặt ra một đường đua rồi bắt đầu xuất phát. Thỏ chạy ù một cái đã bỏ xa rùa. Nó nghĩ thầm con Rùa chậm chạp còn lâu mới chạy đến nơi, vì vậy nó liền nằm khểnh bên bãi cỏ và đánh một giấc say sưa. Khi Thỏ tỉnh dậy, nó thấy Rùa đã đi gần đến đích, Thỏ liền ba chân bốn cẳng phi thật nhanh. Nhưng đã quá muộn rồi, Rùa đã đến đích trước nó.
«Thỏ và rùa»  của Ê-dốp
Văn xuôi
:Loại văn viết bằng ngôn ngữ thông thường, không có vần; phân biệt với văn vần.
( Theo Từ điển Tiếng Việt-Hoàng Phê chủ biên)
VĂN BẢN -TIẾT 37: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG ( Truyện ngụ ngôn)
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG
TRUYỆN NGỤ NGÔN LA PHÔNG TEN & Ê-DỐP
VĂN BẢN -TIẾT 37: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG ( Truyện ngụ ngôn)
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG
1.Khái niệm:
2.Đọc- Chú thích:
a. Đọc:


HƯỚNG DẪN ĐỌC TRUYỆN NGỤ NGÔN

Đọc to, rõ ràng, đúng dấu câu.
Nhấn mạnh các chi tiết nói về hoạt động của con ếch.
Giọng điệu: thể hiện sắc thái giễu cợt.

VĂN BẢN -TIẾT 37: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG ( Truyện ngụ ngôn)
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG
1.Khái niệm: SGK
2.Đọc- Chú thích:
a.Đọc:
b. Chú thích:
* Chúa tể:
* Nhâng nháo:
* Ếch:
c. Sự việc chính:
+ Ếch ở trong giếng.
+ Ếch ở ngoài giếng.
d.Ngôi kể:
Thứ ba
e. Thứ tự kể:
Theo trình tự thời gian ( Kể xuôi)
(Chủ tể) kẻ có quyền lực cao nhất, chi phối những kẻ khác.
Ngông nghênh, không coi ai ra gì.
Loài ếch nhái không đuôi, thân ngắn, da trơn, màu sẫm, sống ở ao đầm, thịt ăn được.
( Theo Từ điển Tiếng Việt- Hoàng Phê chủ biên)
Em hãy kể lại nội dung liên quan tới sự việc “Ếch ở trong giếng”?
VĂN BẢN -TIẾT 37: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG ( Truyện ngụ ngôn)
II.ĐỌC-TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
ẾCH
Nơi sống
Trong một cái giếng nọ
1.Ếch ở trong giếng
Giếng: Không gian sống hẹp, khó đi lại, khó có liên quan tới không gian rộng lớn bên ngoài.
 Môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không thay đổi, nó tượng trưng cho cuộc sống hạn hẹp, trì trệ, đơn giản; tầm hiểu biết bị hạn chế.
THẢO LUẬN:
Tại sao tác giả dân gian lại giới thiệu nơi ở của ếch ở trong một cái giếng ?
VĂN BẢN -TIẾT 37: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG ( Truyện ngụ ngôn)
II.ĐỌC-TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
ẾCH
Nơi sống
Trong một cái giếng nọ
Suy nghĩ
Trời chỉ bằng cái vung và nó oai như một vị chúa tể.
Việc làm
Cất tiếng kêu làm vang động cả giếng
Môi trường sống: Tù túng, chật hẹp, cách biệt với thế giới bên ngoài.
Thái độ: Chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang, tự đại.
1.Ếch ở trong giếng
Bài học:
+Môi trường sống ảnh hưởng tới nhận thức của con người.
+Không nên chủ quan, tự cho mình là nhất.
+ Mở rộng tầm hiểu biết của mình bằng cách học hỏi mọi người xung quanh
VĂN BẢN -TIẾT 37: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG ( Truyện ngụ ngôn)
II.ĐỌC-TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN
ẾCH
Hành động
Đi lại nghêng ngang
Thái độ
Nhâng nháo
Kết quả
Bị trâu giẫm bẹp
Môi trường sống: rộng lớn hơn
Thái độ: Chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang, tự đại
Hậu quả: cái chết( Thất bại thảm hại)
2.Ếch ở ngoài giếng:
Bài học:
+ Biết thích nghi với môi trường sống
+ Khiêm tốn học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.
+ Chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá, thậm chí bằng chính sinh mạng của mình.
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Hình thức
Nội dung
Mục đích
Kể bằng văn xuôi
Mượn chuyện con ếch
Phê phán
Bài học
Người hiểu biết hạn hẹp mà huênh hoang
Không chủ quan, kiêu ngạo
Mở rộng tầm hiểu biết
TRÒ CHƠI
“ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ”
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
KHÔN
ĐƯỜNG ĐI
Thùng rỗng kêu to
Người chẳng có gì, dốt nát, thích khoe khoang, huyênh hoang, khoác loác ,tự cao tự đại, làm như ta đây hay, giỏi.
Ếch ngồi đáy giếng
( Ví người ít tiếp xúc với bên ngoài nên ít hiểu biết, tầm nhìn chật hẹp)
Coi trời bằng vung
( Ví thái độ chủ quan liều lĩnh, coi thường tất cả)
Ý NGHĨA :

Phê phán:những kẻ hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang.
Lời khuyên: mở rộng tầm hiểu biết; không được chủ quan kiêu ngạo.
BTVN
Học bài cũ:
Truyện ngụ ngôn
Bài học của truyện Ếch ngồi đáy giếng
Soạn bài: “Thầy bói xem voi”
Tìm hiểu bài học trong truyện ngụ ngôn này.
Vẽ tranh minh hoa cho truyện
Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan tới bài học Thầy bói xem voi.
BÀI HỌC:
Ở bất cứ môi trường nào con người cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết.
Không nên kiêu ngạo, chủ quan, coi thường mọi người xung quanh.


Ở thế kỉ XXI, ý nghĩa của bài học đó có phù hợp với cuộc sống của con người hiện đại không? Vì sao?



Bài học vẫn còn nguyên giá trị, phù hợp với cuộc sống của con người hiện nay. Vì:

-Xã hội càng phát triển, những gì con người biết là quá ít.Con người cần cố gắng học tập, mở rộng tầm hiểu biết của mình dù sống trong bất cứ môi trường nào đi nữa.
-Xã hội càng hiện đại, con người càng cần học tập để dễ dàng hòa nhập vào môi trường sống rộng lớn.
-Khiêm tốn là phẩm chất quý báu của con người; giúp con người gặt hái được nhiều thành công , tránh được những sai lầm, hậu quả đáng tiếc trong cuộc sống .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Đông
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)