Bài 10. Ếch ngồi đáy giếng

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Ngoan | Ngày 21/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ếch ngồi đáy giếng thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS HÒA MINH B
THAO GIẢNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
BÀI 10:
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Người thực hiện:
GV: Lê Thị Dùm
Chào mừng quý thầy cô và các em học sinh !
KIỂM TRA
Trong văn tự sự có mấy cách kể ?
Trình bày các cách kể đã nêu ?
-Có hai cách kể trong văn tự sự :
+Cách kể ngược
+Cách kể xuôi.
+Kể xuôi là khi kể chuyện,có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo một thứ tự tự nhiên,việc gì xảy ra trước ,kể trước,việc gì xảy ra sau,kể sau cho đến hết.
+Kể ngược là để gây bất ngờ chú ý,hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật,người ta có thể đem kết quảhoặc sự việc hiện tại ra kể trước,sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra.
Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng

(Truyện ngụ ngôn)
I. TRUYỆN NGỤ NGÔN :
Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn ?
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần,mượn chuyện về loài vật,đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ,răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng

(Truyện ngụ ngôn)
I. TRUYỆN NGỤ NGÔN :
II. TÌM HIỂU TRUYỆN ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG :
1.Đọc - kể:
Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng

(Truyện ngụ ngôn)
I. TRUYỆN NGỤ NGÔN :
II. TÌM HIỂU TRUYỆN ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG :
1.Đọc - kể:
2.Bố cục:
Bố cục của truyện có thể chia làm mấy đoạn ? Xác định và nêu nội dung từng đoạn .
-Bố cục của truyện chia làm 2 đoạn:
+Đoạn 2: "Phần còn lại"
? Cảnh Ếch sống ngoài giếng.
+Đoạn 1: "Từ đầu ...chúa tể".
? Cảnh Ếch sống trong giếng.
Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng

(Truyện ngụ ngôn)
I. TRUYỆN NGỤ NGÔN :
II. TÌM HIỂU TRUYỆN ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG :
1.Đọc - kể:
2.Bố cục:
3.Tìm hiểu nội dung truyện:
a.Cảnh Ếch sống trong giếng:
Môi trường sống của Ếch trong giếng như thế nào ?
Thái độ của Ếch đối với những con vật xung quanh ra sao ?
Tính cách và nhận thức của Ếch biểu hiện như thế nào khi sống trong môi trường chật hẹp và bên cạnh những con vật bé nhỏ ?
Nếu ở vào một môi trường sống như thế,em sẽ xử sự như thế nào ? Tại sao ?
-Ếch sống trong môi trường chật hẹp,tù túng,
tách biệt với thế giới bên ngoài.
-Ếch xem thường những con vật bé nhỏ xung quanh,tự cho mình là chúa tể.
?Ếch chủ quan,kiêu ngạo,nhận thức còn cạn
hẹp "Xem trời bằng vung".
Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng

(Truyện ngụ ngôn)
3.Tìm hiểu nội dung truyện:
a.Cảnh Ếch sống trong giếng:
b.Cảnh Ếch sống ngoài giếng:
Khi ra khỏi giếng,môi trường sống của Ếch có gì thay đổi ?
Ếch có những hành động và tính cách như thế nào
khi sống trong môi trường rộng lớn,mới lạ ?
Từ những hành động,tính cách của ếch đã dẫn đến hậu quả gì ?
Em có nhận xét gì về cái chết của Ếch ?
Nghệ thuật chủ yếu mà văn bản sử dụng là gì ? Tác dụng ?
-Môi trường sống thay đổi: rộng lớn,mới lạ.
-Ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi,nhâng nháo
chả thèm để ý đến xung quanh.
-Ếch bị trâu giẫm bẹp.
?Con người khi chỉ nhìn thế giới bên ngoài một
Cách chủ quan,nông cạn sẽ bị thất bại thảm hại.
Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng

(Truyện ngụ ngôn)
III.BÀI HỌC - Ý NGHĨA TRUYỆN:
Qua văn bản "Ếch ngồi đáy giếng",em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Theo em,truyện "Ếch ngồi đáy giếng" có ý nghĩa gì ?
Em hiểu câu thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" như thế nào ? Thử tìm một số câu thành ngữ có ý nghĩa tương tự .
+Bài học: Khuyên nhủ người ta phải cố mở rộng
Tầm hiểu biết của mình,không được chủ quan,
kiêu ngạo.
+Ý nghĩa: Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà
Lại huênh hoang.
4
6
5
3
2
1
Em hãy chọn một ô số bất kỳ và đáp ứng các yêu cầu trong câu hỏi.
Bài 10: Ếch ngồi đáy giếng

(Truyện ngụ ngôn)
IV. LUYỆN TẬP :
Em hãy tìm câu mang ý chính trong đoạn 1,đoạn 2 ? Tại sao em cho đó là câu quan trọng thể hiện nội dung,ý nghĩa của truyện ?
Câu 1:
+Đoạn 1: "Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể" ?Câu này nói về môi trường nhỏ hẹp và sự ngộ nhận,ảo tưởng về bản thân của ếch.
+Đoạn 2: "Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên bầu trời,chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu giẫm bẹp" ?Câu này nói về thái độ chủ quan,kiêu ngạo và hậu quả mà nó phải chịu.
Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là:
Kể chuyện.
Thể hiện cảm xúc.
Gửi gắm ý tưởng bài học.
Truyền đạt kinh nghiệm.
Câu 2:
Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn là:
Ẩn dụ và kịch tính.
Lãng mạn.
Gắn với hiện thực.
Câu 3:
Truyện "Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán:
Những kẻ tự cao tự đại.
Những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang.
Những kẻ sống ích kỷ.
Những kẻ tham lam.
Câu 4:
Người xưa mượn chuyện của chú Ếch để khuyên nhủ con người:
Không nên ra ngoài vì rất nguy hiểm.
Chịu khó học hỏi không chủ quan kiêu ngạo.
Phải liên tục thay đổi môi trường sống.
Sống theo ý thích của mình.
Câu 5:
DẶN DÒ:

-Đọc và kể lại được truyện.
-Học thuộc phần ý nghĩa và bài học.
-Sưu tầm một số câu thành ngữ có nội dung tương tự
Câu thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng".
-Soạn bài mới: Thầy bói xem voi.
Tạm biệt Quý Thầy Cô !!!
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HÒA MINH B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Ngoan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)