Bài 10. Ếch ngồi đáy giếng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xuyến | Ngày 21/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ếch ngồi đáy giếng thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo
về dự giờ Ngữ Văn
lớp 6A2 !
Ngữ văn- Tiết 37
Văn bản : Ếch ngồi đáy giếng
( Truyện ngụ ngôn)


Bố cục:
Chia làm 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu  “như một vị chúa tể”: Ếch khi ở trong giếng.
- Phần 2: Còn lại: Ếch khi ra khỏi giếng.

3. Phân tích:
a) Ếch khi ở trong giếng:
- Thời gian,không gian: Sống lâu ngày trong một cái giếng.
- Sự vật xung quanh: vài con nhái, cua, ốc.
Hoạt động: Hàng ngày- kêu“ồm ộp”– các con vật hoảng sợ.
Ý nghĩ: Tưởng bầu trời chỉ bé bằng cái vung và mình oai như vị chúa tể.
=> Nghệ thuật kể chuyện: Ẩn dụ, nhân hoá loài vật, phép so sánh.
=> Cuộc sống: đơn giản, chật hẹp, trì trệ, nhàm chán. Tầm nhìn hạn hẹp, hiểu biết nông cạn, nhưng lại huyênh hoang.
=> Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.

3. Phân tích:
b) Ếch khi ra khỏi giếng:
- Không gian: rộng lớn.
- Quen thói cũ:
+nghênh ngang đi lại, kêu ồm ộp
+ nhâng nháo nhìn lên bầu trời
+ chả thèm để ý đến xung quanh
- Kết cục: Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp
=>Nghệ thuật: Ẩn dụ, nhân hoá, từ láy gợi tả hình ảnh sinh động.
=> Nguyên nhân kết cục:
Do kiêu ngạo, huyênh hoang, chủ quan, không nhận thức rõ giới hạn của mình dẫn đến kết cục bi thảm.

c) Ý nghĩa:
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang.
- Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết trong mọi hoàn cảnh; không được chủ quan, kiêu ngạo.
4. Tổng kết:
4.1. Nghệ thuật:
- Kể chuyện theo lối ẩn dụ.
- Biện pháp nhân hoá, so sánh, từ láy có hiệu quả.
4.2. Nội dung:
-Từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”, ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang. Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết trong mọi hoàn cảnh; không được chủ quan, kiêu ngạo.
- Thành ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng”
4.3. Ghi nhớ (sgk.tr 101)

Luyện tập:
Bài tập 1: Hãy tìm hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện?
Đáp án:
Hai câu văn quan trọng:
- “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”.
- “ Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp”.
Nhìn tranh kể lại truyện diễn cảm

Thảo luận nhóm: Bài tập 2 *:
Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” ?
Gợi ý - Đáp án:
- Hiện tượng kiêu ngạo, hung hăng, cho mình là trên hết “ coi trời bằng vung”.
- Hiện tượng không coi ai ra gì, coi thường người khác, không biết mình biết người.
- Hiện tượng bề ngoài tỏ vẻ ta đây hiểu biết hơn người nhưng bên trong thì rỗng tuếch chẳng hiểu biết gì “ thùng rỗng kêu to”.
- Hiện tượng tự đề cao mình, không cần biết đối thủ là ai “vỗ ngực ta đây”, dễ chuốc vạ vào thân.
Qua truyện “Ếch ngồi đáy giếng” em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống ? Hãy trình bày ngắn gọn từ 2-3 câu văn.
Ngữ văn- Tiết 37
Văn bản : Ếch ngồi đáy giếng
( Truyện ngụ ngôn)
I. Giới thiệu chung:
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc, kể, chú thích:
2. Kết cấu , bố cục:
3. Phân tích:
a/ Ếch khi ở trong giếng:
Cuộc sống: đơn giản, chật hẹp, trì trệ, nhàm chán. Tầm nhìn hạn hẹp, hiểu biết nông cạn, nhưng lại huyênh hoang.
b/ Ếch khi ra ngoài giếng:
Kiêu ngạo, huyênh hoang, chủ quan, không nhận thức rõ giới hạn của mình dẫn đến kết cục bi thảm.
c/ Ý nghĩa:
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huyênh hoang.
- Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết trong mọi hoàn cảnh; không được chủ quan, kiêu ngạo.
4. Tổng kết; ( Ghi nhớ- sgk tr.101)

Hướng dẫn về nhà:

- Học bài, kể chuyện diễn cảm;
- Thử nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng”.
- Soạn bài “ Thầy bói xem voi”:
+ Tập đọc, kể diễn cảm.
+ Soạn theo câu hỏi SGK.tr 103

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xuyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)