Bài 10. Ếch ngồi đáy giếng

Chia sẻ bởi Dương Quang Hưng | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ếch ngồi đáy giếng thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO
CÙNG CÁC EM HỌC SINH
VỀ THAM DỰ HÔM NAY
MÔN: NGỮ VĂN 6
Giáo viên:Phạm thị Mỹ Lệ
Không gian:
Rộng lớn
(Truyện ngụ ngôn)
TIẾT 39: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Hãy cho biết lòng tham lam và sự bội bạc của mụ vợ?
Câu 2: Nêu ý nghĩa của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.

Lòng tham lam cảu mụ vợ cứ tăng dần, không có điểm dừng. Mụ vợ muốn có tất cả mọi thứ: của cải, danh vọng, quyền lực; Mụ vợ đối xử với ông lão quá tệ bạc, mụ không coi ông là chồng nữa, mụ cư xử với ông như một người nô lệ
Ý nghĩa của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” :
Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học thích đáng cho những kẻ tham lam bội bạc
Tiết 39: (VB)
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
II. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
III. ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung truyện:
ĐỊNH NGHĨA TRUYỆN NGỤ NGÔN
Hãy cho biết ếch sống trong hoàn cảnh thế nào? ( Không gian? Thời gian? Sự vật xung quanh?)
Hoàn cảnh đó ảnh hưởng gì đến tầm nhận thức và thái độ của ếch?
Ếch sống trong hoàn cảnh:
Không gian: Chật hẹp, hạn chế
Thời gian: Lâu ngày
Sự vật xung quanh: Chỉ có những con vật bé nhỏ hơn ếch
Tầm nhận thức hạn chế, “coi trời bằng vung”.
Thái độ huênh hoang, tưởng mình là chúa tể
Tiết 39: (VB)
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung truyện:
- Ếch sống trong giếng lâu ngày, tưởng bầu trời bằng chiếc vung và thẫy mình oai như một vị chúa tể.
Từ hoàn cảnh sống của ếch, em rút ra kết luận gì về sự ảnh hưởng của hoàn cảnh sống đối với nhận thức của con người?
- Hoàn cảnh sống ảnh hưởng đến tầm nhìn và nhận thức của con người. Hoàn cảnh sống hạn hẹp làm cho tầm nhận thức, hiểu biết hạn chế, ngược lại hoàn cảnh sống rộng mở sẽ làm tầm nhận thức phong phú, sâu rộng.
Tiết 39: (VB)
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung truyện:
- Ếch sống trong giếng lâu ngày, tưởng bầu trời bằng chiếc vung và thẫy mình oai như một vị chúa tể.
- Điều này chứng tỏ: Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.
Sự việc nào đã làm thay đổi hoàn cảnh sống của ếch?
Trời mưa to, nước trong giếng dềnh lên, đưa ếch ra ngoài.
Cuối cùng, ếch có kết cục gì? Tại sao ếch lại chịu hậu quả như vậy?
Vì ếch vẫn quen thói cũ, nhâng nháo đi lại khắp nơi, không đễ ý đến xung quanh nên đã bị trâu giẫm bẹp.
Tiết 39: (VB)
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung truyện:
-Ếch chủ quan, kiêu ngạo, đi lại nghênh ngang nên bị trâu giẫm bẹp.
Kết cục của ếch cho ta bài học gì?
Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.
Tiết 39: (VB)
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung truyện:
-Ếch chủ quan, kiêu ngạo, đi lại nghênh ngang nên bị trâu giẫm bẹp.
->Ta không được chủ quan, coi thường người khác, nếu không sẽ trả giá đắt.
2.Ý nghĩa:
THẢO LUẬN NHÓM
(3 phút)
Qua truyện ếch ngồi đáy giếng, em rút ra ý nghĩa gì?
( Truyện phê phán điều gì, và khuyên con người bài học nào?)
Tiết 39: (VB)
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung truyện:
2.Ý nghĩa:
Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang
Khuyên con người phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo
3. Nghệ thuật:
Hãy nhận xét về hình ảnh truyện (con ếch, giếng..) đối với cuộc sống chúng ta?
Hình ảnh quen thuộc, gần gũi, làm câu chuyện trở nên dễ hiểu
Truyện có cách kể như thế nào?
-Bất ngờ, hài hước
Bài học trở nên sâu sắc, ý nhị, người đọc dễ tiếp thu
Tiết 39: (VB)
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung truyện:
2.Ý nghĩa:
3. Nghệ thuật:
Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
Cách kể bất ngờ, hài hước, giáo huấn tự nhiên mà sâu sắc.
III.Tổng kết:
*Ghi nhớ: SGK/101
GHI NHỚ
Định nghĩa truyện ngụ ngôn (chú thích trang 100)
Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan kiêu ngạo.
Thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
LUYỆN TẬP
Câu 1: Tìm hai câu trong văn bản em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
Đáp án: 1. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.
2. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Câu 2: Hãy đặt câu với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
Ví dụ: Thằng bé kia thật đúng là “Ếch ngồi đáy giếng”
Câu 3: Sau khi học xong truyện này, em rút ra bài học nào cho bản thân mình trong cuộc sống? Cụ thể :
- Trong việc học?
- Trong mối quan hệ với mọi người?
-………………………..
Kể lại truyện theo tranh.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài vừa học:
Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
Nắm được ý nghĩa của truyện.
Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác
Bài sắp học: Thầy bói xem voi
_ Tìm hiểu truyện ngụ ngôn
_ Cách các thầy xem voi và phán về voi như thế nào?
_ Ý nghĩa của truyện
Xin chào và chúc quý thầy cô
cùng các em sức khỏe, hạnh phúc
Chỳ bộ chan c?u
Con qu? thụng minh

Hũn bi ve
Cõu chuy?n bú dua
?

Th? v� rựa
Ve s?u v� ki?n
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Quang Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)