Bài 10. Ếch ngồi đáy giếng
Chia sẻ bởi nguyễn lập |
Ngày 21/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ếch ngồi đáy giếng thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
TRUYỆN NGỤ NGÔN
Kiểm tra bài cũ
1.Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó khăn hơn lần trước không?
Sự mưu trí của cậu bé được thử thách qua bốn lần.
- Lần thứ nhất: khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.
- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được bê con.
- Lần thứ ba: một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn
- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.
Nêu ý nghĩa văn bản?
Đề cao trí khôn dân gian , kinh nghiệm đời sống dân gian
Tạo ra tiếng cười
Những thử thách càng ngày càng khó
Lần thứ tư: là của viên sứ thần, nó không chỉ là thách đố với bản thân mà còn danh dự của cả dân tộc.
Những cách lý giải lý thú ở chỗ nào?
Đẩy thế bí về phía người ra câu đố
Làm cho người ra câu đố thấy sự phi lý , vô lý
Dưa vào kiến thức đời sống giải câu đố
Làm cho người ra câu đố ngạc nhiên về sự bất ngờ giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải
Hãy quan sát hình ảnh và kể lại?
Đọc và tìm hiểu chú thích:
Thế nào là truyện ngu ngôn?
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần;
Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Tóm tắt truyện: Ếch ngồi đáy giếng
Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Hãy nêu bố cục của văn bản?
. Bố cục: 2 phần:
- Từ đầu….vị chúa tể: ếch ở đáy giếng
- tiếp theo…hết: ếch ra ngoài giếng
Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Ếch ở đáy giếng
Ếch sống trong môi trường như thế nào?
- Môi trường:
+ Sống lâu ngày trong giếng
+ Xung quanh chỉ có vài con vật bé nhỏ
Nhận xét của em về môi trường , hoàn cảnh sống ấy?
"Nhỏ bé, chật hẹp, tăm tối”
Môi trường sống ấy đã khiến Ếch có hành động, suy nghĩ như thế nào?
- Hành động: cất tiếng kêu ồm ộp làm các con vật khác hoảng sợ
- Suy nghĩ:
+ Bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung
+ Nó oai như một vị chúa tể
Thế nào là “chúa tể” ?
Những chi tiết trên cho em thấy thái độ gì của Ếch ?
"Thái độ chủ quan, kiêu ngạo”
Qua phần đầu truyện, em hãy nêu những nhận xét về nhân vật chính ?
Tầm nhìn của ếch hạn hẹp, hiểu biết nông cạn do sống trong môi trường chật hẹp, nhỏ bé trong 1 thời gian dài.
Ếch chủ quan, kiêu ngạo, ảo tưởng, ngộ nhận về mình .
Đáng tiếc sự chủ quan, kiêu ngạo ngu ngốc ấy đã trở thành thói quen, căn bệnh của ếch.
Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
Phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng chủ quan, kiêu ngạo.
2. Ếch ra ngoài giếng
Khi Ếch ra khỏi giếng, môi trường, hoàn cảnh có sự thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
Môi trường sống: Mênh mông rộng lớn , hoàn cảnh thay đổi nhiều.
Khi hoàn cảnh đã thay đổi, Ếch vẫn có hành động, thái độ ra sao? Nhận xét của em về thái độ ấy?
- Hành động, thái độ:
+ Nghênh ngang đi lại khắp nơi
+ Cất tiếng kêu ồm ộp
+ Nhâng nháo nhìn bầu trời
" Thái độ, nhận thức không thay đổi”.
Ở thế giới mới này, ếch đã nhận được kết cục như thế nào? Kết cục này có đau đớn, đáng thương, đáng tiếc hay không?
- Kết cục bị một con trâu giẫm bẹp
Đau đớn, đáng thương, đáng tiếc
Theo em, Ếch có thể không bị chết như vậy không?
Ếch có thể không bị chết nếu:
- Quan sát phải nhìn ngắm đường đi và mọi sự xung quanh
- Nhận thức được mình chỉ là một con vật bé nhỏ, thế giới xung quanh thật rộng lớn, mới lạ.
Qua cái chết không đáng có của con Ếch, em thấy tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì ?
Khuyên nhủ con người không nên chủ quan, kiêu ngạo, phải mở rộng tầm hiểu biết của mình
Em rút ra bài học gì qua câu chuyện?
3. Bài học
- Dù môi trường, hoàn cảnh sống hạn hẹp, khó khăn vẫn phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình, cần biết nhìn xa trông rộng
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường xung quanh.
- Kẻ chủ quan, kiêu ngạo dễ bị trả giá đắt, thậm chí bằng cả tính mạng
Nghệ thuật
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa sinh động hấp dẫn.
-Hình tượng ẩn dụ gần gũi với đời sống, giàu ý nghĩa tượng trưng
Lối kể bất ngờ, hài hước, kín đáo
-Lời văn ngắn gọn, giản dị
Ý nghĩa
Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang
Khuyên nhủ con người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, không được chủ quan kiêu ngạo
Luyện tập
1. Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì ?
A. Kể chuyện
B. Thể hiện cảm xúc
C. Gửi gắm ý tưởng bài học
D. Truyền đạt kinh nghiệm
Nhận xét nào không giải thích cho câu hỏi : “ Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể” ?
a.Ếch đã sống lâu năm trong một cái giếng
b.Xung quanh nó chỉ có vài con vật nhỏ ; nhái , cua, ốc
c.Tiếng kêu của ếch “ồm ộp” làm vang động cả giếng,khiến các con vật nhỏ bé hoảng sợ
d.Nó đã từng tranh luận với các con vật cùng sống và nó đã thắng
Tìm hai câu văn trong truyện mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện?
Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể : Môi trường nhỏ hẹp của ếch và sự ngộ nhận, ảo tưởng về bản thân của ếch
- Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp : Thái độ chủ quan kiêu ngạo của ếch và hậu quả nó phải chịu
Về nhà
Học bài –trả lời các câu hỏi
Khi Ếch ra khỏi giếng, môi trường, hoàn cảnh có sự thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
Theo em, Ếch có thể không bị chết như vậy không?
Em rút ra bài học gì qua câu chuyện?
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
TRUYỆN NGỤ NGÔN
Kiểm tra bài cũ
1.Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó khăn hơn lần trước không?
Sự mưu trí của cậu bé được thử thách qua bốn lần.
- Lần thứ nhất: khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.
- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được bê con.
- Lần thứ ba: một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn
- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.
Nêu ý nghĩa văn bản?
Đề cao trí khôn dân gian , kinh nghiệm đời sống dân gian
Tạo ra tiếng cười
Những thử thách càng ngày càng khó
Lần thứ tư: là của viên sứ thần, nó không chỉ là thách đố với bản thân mà còn danh dự của cả dân tộc.
Những cách lý giải lý thú ở chỗ nào?
Đẩy thế bí về phía người ra câu đố
Làm cho người ra câu đố thấy sự phi lý , vô lý
Dưa vào kiến thức đời sống giải câu đố
Làm cho người ra câu đố ngạc nhiên về sự bất ngờ giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải
Hãy quan sát hình ảnh và kể lại?
Đọc và tìm hiểu chú thích:
Thế nào là truyện ngu ngôn?
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần;
Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Tóm tắt truyện: Ếch ngồi đáy giếng
Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Hãy nêu bố cục của văn bản?
. Bố cục: 2 phần:
- Từ đầu….vị chúa tể: ếch ở đáy giếng
- tiếp theo…hết: ếch ra ngoài giếng
Đọc và tìm hiểu văn bản:
1. Ếch ở đáy giếng
Ếch sống trong môi trường như thế nào?
- Môi trường:
+ Sống lâu ngày trong giếng
+ Xung quanh chỉ có vài con vật bé nhỏ
Nhận xét của em về môi trường , hoàn cảnh sống ấy?
"Nhỏ bé, chật hẹp, tăm tối”
Môi trường sống ấy đã khiến Ếch có hành động, suy nghĩ như thế nào?
- Hành động: cất tiếng kêu ồm ộp làm các con vật khác hoảng sợ
- Suy nghĩ:
+ Bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung
+ Nó oai như một vị chúa tể
Thế nào là “chúa tể” ?
Những chi tiết trên cho em thấy thái độ gì của Ếch ?
"Thái độ chủ quan, kiêu ngạo”
Qua phần đầu truyện, em hãy nêu những nhận xét về nhân vật chính ?
Tầm nhìn của ếch hạn hẹp, hiểu biết nông cạn do sống trong môi trường chật hẹp, nhỏ bé trong 1 thời gian dài.
Ếch chủ quan, kiêu ngạo, ảo tưởng, ngộ nhận về mình .
Đáng tiếc sự chủ quan, kiêu ngạo ngu ngốc ấy đã trở thành thói quen, căn bệnh của ếch.
Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
Phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng chủ quan, kiêu ngạo.
2. Ếch ra ngoài giếng
Khi Ếch ra khỏi giếng, môi trường, hoàn cảnh có sự thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
Môi trường sống: Mênh mông rộng lớn , hoàn cảnh thay đổi nhiều.
Khi hoàn cảnh đã thay đổi, Ếch vẫn có hành động, thái độ ra sao? Nhận xét của em về thái độ ấy?
- Hành động, thái độ:
+ Nghênh ngang đi lại khắp nơi
+ Cất tiếng kêu ồm ộp
+ Nhâng nháo nhìn bầu trời
" Thái độ, nhận thức không thay đổi”.
Ở thế giới mới này, ếch đã nhận được kết cục như thế nào? Kết cục này có đau đớn, đáng thương, đáng tiếc hay không?
- Kết cục bị một con trâu giẫm bẹp
Đau đớn, đáng thương, đáng tiếc
Theo em, Ếch có thể không bị chết như vậy không?
Ếch có thể không bị chết nếu:
- Quan sát phải nhìn ngắm đường đi và mọi sự xung quanh
- Nhận thức được mình chỉ là một con vật bé nhỏ, thế giới xung quanh thật rộng lớn, mới lạ.
Qua cái chết không đáng có của con Ếch, em thấy tác giả muốn khuyên chúng ta điều gì ?
Khuyên nhủ con người không nên chủ quan, kiêu ngạo, phải mở rộng tầm hiểu biết của mình
Em rút ra bài học gì qua câu chuyện?
3. Bài học
- Dù môi trường, hoàn cảnh sống hạn hẹp, khó khăn vẫn phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình, cần biết nhìn xa trông rộng
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường xung quanh.
- Kẻ chủ quan, kiêu ngạo dễ bị trả giá đắt, thậm chí bằng cả tính mạng
Nghệ thuật
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa sinh động hấp dẫn.
-Hình tượng ẩn dụ gần gũi với đời sống, giàu ý nghĩa tượng trưng
Lối kể bất ngờ, hài hước, kín đáo
-Lời văn ngắn gọn, giản dị
Ý nghĩa
Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang
Khuyên nhủ con người phải cố gắng mở rộng tầm nhìn, không được chủ quan kiêu ngạo
Luyện tập
1. Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì ?
A. Kể chuyện
B. Thể hiện cảm xúc
C. Gửi gắm ý tưởng bài học
D. Truyền đạt kinh nghiệm
Nhận xét nào không giải thích cho câu hỏi : “ Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể” ?
a.Ếch đã sống lâu năm trong một cái giếng
b.Xung quanh nó chỉ có vài con vật nhỏ ; nhái , cua, ốc
c.Tiếng kêu của ếch “ồm ộp” làm vang động cả giếng,khiến các con vật nhỏ bé hoảng sợ
d.Nó đã từng tranh luận với các con vật cùng sống và nó đã thắng
Tìm hai câu văn trong truyện mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện?
Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể : Môi trường nhỏ hẹp của ếch và sự ngộ nhận, ảo tưởng về bản thân của ếch
- Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp : Thái độ chủ quan kiêu ngạo của ếch và hậu quả nó phải chịu
Về nhà
Học bài –trả lời các câu hỏi
Khi Ếch ra khỏi giếng, môi trường, hoàn cảnh có sự thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
Theo em, Ếch có thể không bị chết như vậy không?
Em rút ra bài học gì qua câu chuyện?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn lập
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)