Bài 10. Đặc trưng vật lí của âm

Chia sẻ bởi Đặng Bá Hùng | Ngày 19/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đặc trưng vật lí của âm thuộc Vật lý 12

Nội dung tài liệu:

Vận dụng
Bài 1(SGK): Bài 6 - SGK - Tr55
Chọn câu đúng. Siêu âm là âm
A. có tần số lớn.
B, có cường độ rất lớn.
C. có tần số trên 20.000Hz
D. truyền trong mọi môi trường nhanh hơn âm.
Bài 2(SGK): Bài 7 - SGK - Tr55
Chọn câu đúng. Cường độ âm được đo bằng
A. Oát trên mét vuông.
B. Oát.
C. Niutơn trên mét vuông.
D. Niutơn trên mét.
Bài 3(SBT): Bài 10.1 - SBT - Tr15
Hãy chọn câu đúng. Người có thể nghe được âm có tần số
A. từ 16Hz đến 20000Hz
B. từ thấp đến cao.
C. dưới 16Hz.
D. trên 20000Hz.
Bài 4(SBT): Bài 10.2 - SBT - Tr15
Chỉ ra câu sai. Âm LA của một cái đàn ghi ta và của một cái kèn có thể cùng
A. tần số.
B. cường độ.
C. mước cường độ âm.
D. đồ thị dao động.
Bài 5(SBT): Bài 10.3 - SBT - Tr15
Hãy chọn câu đúng. Cường độ âm được xác định bằng
A. áp suất tại một điểm trong môi trường mà sóng âm truyền qua.
B. biên độ dao động của các phần tử của môi trường (tại một điểm mà sóng âm truyền qua).
C. năng lượng mà sóng âm chuyển trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích (đặt vuông góc với phương truyền sóng)
D. cơ năng toàn phần của một thể tich đơn vị của môi trường tại điểm mà sóng âm truyền qua.
Bài 6(SBT): Bài 10.4 - SBT - Tr15
Đơn vị thông dụng của mức cường độ âm là gì?
A. Ben.
B. Đêxiben.
C. Oát trên mét vuông.
D. Niutơn trên mét vuông.
Bài 7(SBT): Bài 10.5 - SBT - Tr16
Hãy chọn câu đúng. Khi cường độ âm tăng gấp 100 lần thì mức cường độ âm tăng
A. 100dB.
B. 20dB.
C. 30dB.
D. 40dB.
TNLT1
C1:
Một sóng cơ học có tần số f = 1000Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là
A. siêu âm.
B. âm thanh.
C. hạ âm.
D. chưa đủ điều kiện để kết luận.
C 2:
Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây?
A. Sóng cơ học có tần số 10Hz.
B. Sóng cơ học có tần số 30kHz.
C. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0s.
D. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ms.
C 3:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sóng âm là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz.
B. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz.
C. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz.
D. Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm.
C 4:
Vận tốc âm trong môi trường nào sau đây là lớn nhất?
A. Môi trường không khí loãng.
B. Môi trường không khí.
C. Môi trường nước nguyên chất.
D. Môi trường chất rắn.
TNBT1
B 1:
Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là
A. f = 85Hz.
B. f = 170Hz.
C. f = 200Hz.
D. f = 255Hz.
B 2:
Một sóng cơ học có tần số f = 1000Hz lan truyền trong không khí. Sóng đó được gọi là
A. sóng siêu âm.
B. sóng âm.
C. sóng hạ âm.
D. chưa đủ điều kiện để kết luận.
B 3:
Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cường độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ được sóng cơ học nào sau đây?
A. Sóng cơ học có tần số 10Hz.
B. Sóng cơ học có tần số 30kHz.
C. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0s.
D. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ms.
B 4:
Một sóng âm 450Hz lan truyền với vận tốc 360m/s trong không khí. Độ lệch pha giữa hai điểm cách nhau 1m trên một phương truyền sóng là
A. Δφ = 0,5π(rad).
B. Δφ = 1,5π(rad).
C. Δφ = 2,5π(rad).
D. Δφ = 3,5π(rad).
B 5:
Một ống trụ có chiều dài 1m. Ở một đầu ống có một píttông để có thể điều chỉnh chiều dài cột khí trong ống. Đặt một âm thoa dao động với tần số 660Hz ở gần đầu hở của ống. Vận tốc âm trong không khí là 330m/s. Để có cộng hưởng âm trong ống ta phải điều chỉnh ống đến độ dài
A. l = 0,75m.
B. l = 0,50m.
C. l = 25,0cm.
D. l = 12,5cm.
B 6:
Tiếng còi có tần số 1000Hz phát ra từ một ôtô đang chuyển động tiến lại gần bạn với vận tốc 10m/s, vận tốc âm trong không khí là 330m/s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là
A. f = 969,69Hz.
B. f = 970,59Hz.
C. f = 1030,30Hz.
D. f = 1031,25Hz.
B 7:
Tiếng còi có tần số 1000Hz phát ra từ một ôtô đang chuyển động tiến ra xa bạn với vận tốc 10m/s, vận tốc âm trong không khí là 330m/s. Khi đó bạn nghe được âm có tần số là
A. f = 969,69Hz.
B. f = 970,59Hz.
C. f = 1030,30Hz.
D. f = 1031,25Hz.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Bá Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)