Bai 10 cơ sở dữ liệu quan he
Chia sẻ bởi Phạm Quốc Tuấn |
Ngày 26/04/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: bai 10 cơ sở dữ liệu quan he thuộc Tin học 12
Nội dung tài liệu:
Chương III hệ cơ sở dữ liệu quan hệ
§ 10 cơ sở dữ liệu quan hệ
Tiết 36,37
Tuần 19-20
Mục đích , yêu cầu :
Biết khái niệm mô hình dữ liệu quan hệ và các đặc trưng cơ bản của mô hình này
Biết khái niệm về cơ sỡ quan hệ, khóa và liên kết giữa các bảng
Có sự liên hệ với các thao tác cụ thể trình bày ở chương II
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Chuẩn bị của giáo viên: Sách GK Tin 12. Sách GV Tin 12, máy chiếu
Chuẩn bị của học sinh : Sách GK Tin 12
Nôi dung tiết dạy:
Tổ chức lớp : ổn định và kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài củ : không có
Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Ổn định lớp
Chào thầy cô
Cán bộ lớp báo cáo sĩ số
Chỉnh đốn trang phục.
GV: Theo em để tiến hành xây dựng và khai thác một hệ CSDL thường được tiến hành qua mấy bước?
HS: Trả lời câu hỏi:
GV: Như trong chương I các em đã được học một CSDL bao gồm những yếu tố nào?
GV: Các em đã biết k/n mô hình dữ liệu quan hệ là gì. Vậy chúng ta xét xem mô hình được dùng để làm gì?
HS: Trả lời câu hỏi:
GV: Như đã biết ở các chương trước, có thể mô tả dữ liệu lưu trữ trong CSDL bằng ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của một hệ QTCSDL cụ thể. Tuy nhiên, để mô tả các yêu cầu dữ liệu của một tổ chức sao cho dễ hiểu đối với nhiều người sử dụng khác nhau cần có mô tả ở mức cao hơn (trừu tượng hóa) – mô hình dữ liệu.
GV: Theo mức mô tả chi tiết về CSDL, có thể phân chia các mô hình thành 2 loại.
Các mô hình lôgic (còn được gọi là mô hình dữ liệu bậc cao) cho mô tả CSDL ở mức khái niệm và mức khung nhìn.
Các mô hình vật lí (còn được gọi là các mô hình dữ liệu bậc thấp) cho biết dữ liệu được lưu trữ như thế nào.
GV: Mô hình quan hệ được E.F.Codd đề xuất năm 1970. Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây các hệ CSDL theo mô hình quan hệ được dùng rất phổ biến.
GV: Em hãy nhắc lại khái niệm về CSDL, khái niệm về hệ QTCSDL?
HS: Trả lời câu hỏi:
GV: Trong phần này GV nên sử dụng máy chiếu để thể hiện các bảng cũng như các mối quan hệ giữa các bảng trong bài toán quản lý thư viện để từ đó chỉ ra cho HS thấy tại sao chúng ta phải liên kết giữa các bảng và tại sao chúng ta phải tạo các khóa cho các bảng.
Như vậy trong các thuộc tính của một bảng, ta quan tâm đến một tập thuộc tính (có thể chỉ gồm một thuộc tính) vừa đủ để phân biệt được các bộ. Vừa đủ ở đây được hiểu không có một tập con nhỏ hơn trong tập thuộc tính đó có tính chất phân biệt được các bộ trong bảng các bộ trong bảng. Trong một bảng, tập thuộc tính được mô tả ở trên được gọi là khóa của một bảng.
GV: Khi các em gửi thư , các em phải ghi đầy đủ địa chỉ của người gửi và địa chỉ người nhận, như vậy địa chỉ của người gửi và địa chỉ của người nhận chính là các khóa:
Song nếu các em không ghi 1 trong 2 địa chỉ thì điều gì sẽ xảy ra?
HS: Có thể không ghi địa chỉ người gửi, nhưng bắt buộc phải ghi địa chỉ người nhận.
GV:Vậy địa chỉ người nhận chính là khóa chính.
GV: Để đảm bảo sự nhất quán về dữ liệu, tránh trường hợp thông tin về một đối tượng xuất hiện hơn một lần sau những lần cập nhật. Do đó người ta sẽ chọn 1 khóa trong các khóa của bảng làm khóa chính.
GV: Mục đích chính của việc xác định khóa là thiết lập sự liênkết giữa các bảng. Điều đó cũng giải thích tại sao ta cần xác định khóa sao cho nó bao gồm càng ít thuộc tính càng tốt. Thông qua các ví dụ có thể diễn giải cách thiết lập sự liên kết giữa các bảng và qua đó giúp học sinh hiểu được thêm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Quốc Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)